您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【7m tỷ lệ kèo châu á】Trồng cây ăn trái thời hạn, mặn

Ngoại Hạng Anh68人已围观

简介Vườn cây ăn trái là một trong những thế mạnh về nông nghiệp của các ...

Vườn cây ăn trái là một trong những thế mạnh về nông nghiệp của các tỉnh ĐBSCL. Song,ồngcyăntrithờihạnmặ7m tỷ lệ kèo châu á do ảnh hưởng hạn hán kéo dài và xâm nhập mặn tấn công đã khiến hàng chục ngàn héc-ta cây trái bị đe dọa, nguy cơ thiệt hại rất lớn. 

Người dân huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đi lấy nước ngọt về “cứu” sầu riêng. Ảnh: H.TÂN

Hạn, mặn tấn công

Tiền Giang là địa phương có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất ở ĐBSCL. Một thời vườn cây giúp nhiều hộ dân vươn lên khá giả, nhưng nay không ít nhà vườn lao đao vì bị nước mặn tấn công làm cây trái suy kiệt, nguy cơ mất mùa và phải ôm nợ. Ông Phan Văn Lâm, ở xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy (Tiền Giang), chua chát: “12 công sầu riêng của gia đình tôi hàng năm thu hoạch được vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay mọi việc đảo lộn khi toàn bộ vườn sầu riêng bị mặn xâm nhập nhiều ngày; trong khi kênh mương cạn kiệt không còn nước ngọt để tưới, tình hình vô cùng căng thẳng”. Ông Lâm kể là vùng này ở xa biển và nhiều sông rạch xung quanh nên nước ngọt bao la. Vậy mà năm 2020 này, nước mặn về sớm, duy trì mức cao kéo dài nên người dân không thể lấy nước sông tưới cho sầu riêng. Thế là, bà con sử dụng nguồn nước dự trữ một thời gian thì cũng hết, đành bất lực đứng nhìn vườn sầu riêng khô kiệt, cháy lá, xác xơ vì hạn, mặn…

Chỉ chúng tôi vườn sầu riêng đang khô quéo, cành lá rũ rượi, trái rụng tràn lan vì không thể cầm cự nổi khi bị hạn, mặn bao vây, ông Nguyễn Văn Minh, ở xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy, thở dài: “Sầu riêng là kinh tế chính, nhưng giờ đây bị mặn từ 3‰ trở lên xâm nhập khiến khu vườn thiếu nước cả tháng nay. Ban đầu, tôi chạy ra kênh Rạch Chùa chở nước về tưới cầm chừng; sau đó con kênh này cũng bị nhiễm mặn. Cùng đường, phải đi mua nước ngọt với giá cao về tưới nhỏ giọt nhằm duy trì sự sống cho vườn cây…”.

Nhờ tích trữ nước ngọt tưới nhỏ giọt nên nhiều vườn cây ăn trái ở Hậu Giang không bị ảnh hưởng nhiều do xâm nhập mặn. Ảnh: H.THU

Ông Trương Văn Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp Đức, cho biết toàn xã có 876ha vườn cây ăn trái, chủ yếu là sầu riêng và mít Thái. Đến thời điểm này, có 36ha sầu riêng bị thiệt hại do nước mặn gây ra, nhiều diện tích khác thiếu nước tưới kéo dài làm cây mất sức, suy kiệt, khả năng thiệt hại lớn… Tại xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, hơn 1.587ha sầu riêng đang vất vả vì “thiếu nước ngọt, thừa nước mặn”. Bà Phan Thị Bé Hai, ở xã Ngũ Hiệp, cho hay: “Mặn tràn về khoảng 2 tháng nay khiến 4 công sầu riêng của tôi bị cô lập. Lo sợ cây chết nên chạy đôn chạy đáo tìm mua nước ngọt với giá từ 60.000-150.000 đồng/m3 về tưới tiết kiệm cho cây. Song, nhiều hộ khó duy trì lâu được, bởi không đủ kinh phí mua nước ngọt giá cao để tưới cây trong dài ngày”.

Ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, cho biết 28.000ha vườn cây ăn trái gần như bị mặn bủa vây 100%, bởi toàn tỉnh đã nhiễm mặn. Phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách (Bến Tre), lo lắng trong 6.500ha vườn cây ăn trái thì có khoảng 70% bị héo lá, xào lá, cây chựng lại vì hạn, mặn. Mấy ngày qua, có không ít hộ phải bỏ ra từ 3-7 triệu đồng tiền mua nước ngọt cho một lần tưới vườn cây ăn trái. Đây là số tiền không nhỏ và nếu duy trì thời gian dài sẽ đẩy nhà vườn vào cảnh lâm nợ.

Cùng với cây ăn trái thì hơn 2.000ha cây giống và hoa kiểng ở huyện Chợ Lách bị kiệt sức vì thiếu nước ngọt. “Cứ 2 ngày là tôi phải tốn gần 2 triệu đồng mua nước ngọt tưới cho 10.000 cây giống đang khát. Chi phí càng lúc càng tăng, trong khi giá cây giống thì giảm khoảng 20% và tiêu thụ ùn ứ bởi hạn, mặn dữ dội nên nhiều nơi không dám trồng mới vườn cây, thế là chẳng ai mua cây giống…”, ông Đinh Văn Điểm, sản xuất cây giống ở xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách, chia sẻ.

Ông Trương Minh Thông, ở ấp Sơn Phú, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy (Hậu Giang), cho hay 1,5ha vườn cây ăn trái của gia đình đa phần là chôm chôm, mít Thái siêu sớm và vú sữa. Trong đó, cây chôm chôm nếu gặp nước mặn tưới vào là sẽ bị đỏ lá và gây ảnh hưởng. Do đó, thời gian qua gia đình ông đã canh thời gian phù hợp để lấy nước từ kênh vào mương vườn tưới cho cây ăn trái, dù độ mặn có lúc đỉnh điểm đạt đến 2‰.

Theo UBND xã Đại Thành, do đặc điểm của vùng đất nên người dân xã Đại Thành chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn trái và đang mang lại giá trị kinh tế cao. Vì vậy, để bảo vệ tốt vườn cây ăn trái của bà con, địa phương đã rà soát lại hệ thống đê bao, cống đập trên địa bàn và vận động người dân sớm sửa chữa các nắp cống bị hư để sẵn sàng đóng ngăn mặn khi có nồng độ cao.

Cấp nước ngọt cho vườn cây đặc sản

Ông Đỗ Văn Tài, canh tác 6 công chôm chôm ở xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) nhìn nhận, nếu so với đợt hạn, mặn lịch sử năm 2016 thì năm nay khốc liệt hơn bởi mặn về sớm, xâm nhập sâu và duy trì mức cao kéo dài. Ứng phó với tình cảnh này nông dân đành chấp nhận cho giảm sản lượng trái khoảng 50% nhằm cố gắng giữ vườn chôm chôm không bị chết.

Ông Trần Hữu Nghị, Phó phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách (Bến Tre) lưu ý, trong tháng 3-2020, ranh mặn 3‰ đã bao trùm toàn huyện, với độ mặn cao như vậy không thể tưới cho cây ăn trái và cây giống; nhất là sầu riêng rất mẫn cảm với mặn. Giải pháp cấp bách lúc này là huyện triển khai đắp gần 20 đập tạm để ngăn mặn, trữ nước ngọt phục vụ tưới vườn cây. Tăng cường vận hành 2 máy bơm ở xã Hòa Nghĩa để lấy nước ngọt cứu sầu riêng. Đồng thời, khuyến cáo bà con cắt tỉa cành, không bón phân, không ra trái lúc này, thậm chí hái bỏ trái bớt để nhẹ cây, giảm thiểu thiệt hại…

Thống kê mới nhất của Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, có hơn 36.100ha vườn cây của tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp hạn, mặn; trong đó hơn 24.700ha vườn cần gấp rút bảo vệ do rất mẫn cảm với nước mặn. Trước tình hình cấp bách trên, UBND tỉnh Tiền Giang vừa quyết định chi hơn 37 tỉ đồng thuê xà lan vận chuyển khoảng 1,37 triệu m3 nước ngọt từ khu vực Đồng Tháp về các huyện Cai Lậy, Châu Thành, thị xã Cai Lậy… cứu hơn 13.000ha sầu riêng của tỉnh. Thời gian thực hiện vận chuyển nước ngọt về phục vụ miễn phí cho vườn sầu riêng từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4-2020. Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang, cho biết: “Kế hoạch thì ngày 15-3 mới triển khai vận chuyển nước ngọt từ Đồng Tháp về Tiền Giang, nhưng do hàng loạt vườn sầu riêng khô kiệt, nguy cơ thiệt hại cao nên ngày 13-3, ngành chức năng đã đưa xà lan đi lấy nước ngọt về cấp cho bà con ở các nơi căng thẳng. Hiện nay, việc cấp nước ngọt tiếp tục thực hiện trên diện rộng, nhằm giải cơn khát cho sầu riêng”. Cụ thể, tất cả các hộ trồng sầu riêng đều được hỗ trợ nước ngọt theo định mức 1ha là 80m3 cho vườn cây từ 5 năm tuổi trở lên và 40m3/ha cho vườn cây dưới 5 năm tuổi…

Ông Đỗ Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy), tâm sự: Hàng ngàn hộ trồng sầu riêng ở xã mừng như nhặt được vàng vì có nguồn nước ngọt để cứu vườn cây. Mục tiêu của bà con lúc này là chấp nhận giảm năng suất, sản lượng, thậm chí mất mùa… để cứu vườn sầu riêng không bị chết là đã thành công. Làm được điều này bắt buộc phải có nước ngọt và sự hỗ trợ của tỉnh hiện giờ là kịp thời, rất quý…

Tại Hậu Giang, cây ăn trái có tổng diện tích 40.066ha, chủ yếu là cây có múi, xoài, nhãn, mít, mãng cầu, khóm... Theo các địa phương, dù xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, nhưng nhờ chủ động thực hiện nhiều công việc cần thiết nên hiện tại chưa ghi nhận tình hình thiệt hại do mặn gây ra. Tuy nhiên, với dự báo là độ mặn sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới nên ý thức về việc chủ động phòng, chống của người dân trong lúc này là rất cần thiết. Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, cho biết: Các địa phương chịu ảnh hưởng của mặn từ triều Biển Tây hiện cơ bản có những công trình ứng phó và người dân đã có kinh nghiệm trong phòng tránh. Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm những khuyến cáo của cơ quan chuyên môn trong việc lấy nước vào vườn cây ăn trái theo từng thời điểm phù hợp để không ảnh hưởng đến sản xuất. Đồng thời, bà con cũng cần theo dõi tình hình nồng độ mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua thông báo của cơ quan chuyên môn để có giải pháp ứng phó phù hợp…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên cho biết thời gian qua tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai các giải pháp phòng ngừa, chủ động để hạn chế thiệt hại cho người dân do hạn, mặn. Từ cuối năm 2019, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các địa phương thường xuyên kiểm tra hệ thống cống, đập thời vụ để tiến hành đề xuất nâng cấp, sửa chữa kịp thời. Trong thời gian gần đây, tỉnh đã kiểm tra và chỉ đạo duy tu, bảo trì, đảm bảo vận hành kịp thời các công trình ngăn mặn. Đặc biệt, thường xuyên đo mặn, theo dõi sát các hướng xâm nhập mặn từ triều Biển Tây và Biển Đông để thông báo kịp thời để người dân chủ động trong việc tích nước trong mương vườn để phục vụ sản xuất, đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ tưới tiêu cho vườn cây ăn trái...

H.TÂN - H.THU

Tags:

相关文章