【xem tỷ số bóng đá cúp c1】Dịch Covid
Giải ngân vốn đầu tư công - “Chìa khoá” giải bài toán tăng trưởng kinh tế | |
Nhà thầu "tiến thoái lưỡng nan" vì giá vật liệu xây dựng tăng vọt | |
Đâu là vướng mắc trong công tác giải ngân vốn nước ngoài?xem tỷ số bóng đá cúp c1 |
Ước giải ngân kế hoạch vốn 5 tháng đầu năm 2021 đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: Internet. |
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, ước từ đầu năm đến hết tháng 5, các bộ, ngành, địa phương đã giải ngân được 117.493 tỷ đồng, đạt 20,32% kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước.
Trong đó, vốn trong nước ước giải ngân đạt 21,69% kế hoạch; vốn nước ngoài ước giải ngân được 8,06% kế hoạch.
Đối với vốn kế hoạch các năm trước kéo dài chuyển sang năm 2021, ước đến hết tháng 5 đã giải ngân đạt 22,79% kế hoạch. Còn đối với vốn kế hoạch năm 2021 đã giải ngân đạt 19,99% kế hoạch.
Theo nhận xét của Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch vốn 5 tháng đầu năm 2021 đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, vốn nước ngoài hiện chỉ đạt 2,97% kế hoạch. Như vậy, tốc độ giải ngân vốn ODA là rất thấp, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020 (12,37%).
Thống kê cho thấy, hiện có 7 bộ và 8 địa phương có tỷ lệ giải ngận đạt trên 25% kế hoạch, trong đó, một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao như: Thái Bình (73,74%), Hưng Yên (47,22%), Kiểm toán nhà nước (46,89%), Nam Định (45,17%), Thanh Hóa (44,39%), Hà Nam (41,46%).
Cùng với đó, hầu hết các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp, 39/50 bộ và 17/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15%. Trong đó có 13 bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn và 8 bộ có tỷ lệ giải ngân dưới 1%.
Lý giải về nguyên nhân tiến độ giải ngân 5 tháng đầu năm còn chậm, Bộ Tài chính cho biết, qua tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương trong tháng 5/2021, tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công chậm còn do dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều địa phương khiến tiến độ thi công và giải ngân kế hoạch vốn bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, ở thời điểm hiện tại giá cả vật liệu tăng cao đột biến, đặc biệt là thép xây dựng đã làm ảnh hưởng đến huy động nguồn lực và tiến độ thi công của nhà thầu.
Riêng đối với nguồn vốn nước ngoài, theo Bộ Tài chính, sự phản hồi của nhà tài trợ ODA khi được xin ý kiến rất chậm, đặc biệt là song phương. Đơn cử như nhà tài trợ Hàn Quốc tại dự án KEXIM.1; nhà tài trợ Nhật Bản tại dự án JICA, thời gian thẩm định và phê duyệt tài liệu đấu thầu của nhà tài trợ chậm (thường khoảng 1 tháng/mỗi loại tài liệu trình) dẫn đến thời gian lựa chọn nhà thầu kéo dài hơn, chậm trao hợp đồng so với các dự án trong nước ít nhất 6 tháng.
Cũng theo Bộ Tài chính, một nguyên nhân khác khiến tiến độ giải ngân chậm chính là việc dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cơ cấu vốn do không được phép sử dụng vốn vay nước ngoài để thanh toán thuế đối với các dự án đã ký hiệp định vay nước ngoài, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư mất nhiều thời gian.
Hay như việc một số dự án chuyển tiếp đang điều chỉnh thời gian thực hiện như: Dự án y học từ xa tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đang làm thủ tục giải hạn thời gian thực hiện, Dự án Bệnh viện Chợ Rẫy cơ sở 2 sử dụng ODA Nhật đang điều chỉnh hiệp định, điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi (Bộ Y tế).
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện nghiêm Nghị quyết số 48/NQ-CP của Chính phủ. Đồng thời kiên quyết điều chuyển kế hoạch vốn từ các dự án không có hiệu quả, giải ngân chậm sang dự án có tién độ giải ngân tốt, có hiệu quả còn thiếu vốn để đảm bảo giải ngân hết số vốn được giao.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành chủ trì xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 phối hợp với các đơn vị có liên quan để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và đề xuất phương án bố trí vốn năm 2021 để báo cáo các cấp có thẩm quyền phân bổ vốn cho các địa phương thực hiện.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/05f299447.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。