【soi keo m88】Giá trị của Tuyên ngôn độc lập trong thời đại ngày nay

gia tri cua tuyen ngon doc lap trong thoi dai ngay nay

Khẳng định Việt Nam là quốc gia độc lập

Toàn văn của bản Tuyên ngôn Độc lập chỉ có 1.014 chữ nhưng đã chứa đựng đầy đủ,átrịcủaTuyênngônđộclậptrongthờiđạingàsoi keo m88 toàn diện, bao quát tất cả các nội dung cần thiết cần thể hiện.

Mở đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn tinh thần chủ yếu của Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Đây là cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn Độc lập khi Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” bởi vì đó là những quyền “trời cho”, “thiên định” cho con người sinh ra trên trái đất này. Đi xa hơn, và đây chính là một sự phát triển vĩ đại của Hồ Chí Minh, khi Người phát triển luận điểm về quyền của con người thành quyền của các dân tộc: “Suy rộng ra… tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Từ việc khẳng định quyền của con người, quyền của mỗi dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh tố cáo chủ nghĩa thực dân Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Điều đó trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa, trái với chính tuyên ngôn của các nhà cách mạng tiền bối của nước Pháp về tự do, bình đẳng về quyền lợi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn ra những minh chứng cụ thể sự thống trị, đàn áp, bóc lột về chính trị, kinh tế của thực dân Pháp trong hơn 80 năm qua (kể từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam năm 1858 cho đến năm 1945), đồng thời vạch rõ thái độ và hành động ươn hèn đầu hàng của thực dân Pháp khi phát xít Nhật ồ ạt vượt biên giới Trung-Việt, tiến xuống chiếm đóng Việt Nam, lấy đây làm căn cứ bàn đạp để chiếm đóng các nước khác ở Đông Nam Á. Chính vì điều đó mà nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ hai tròng áp bức của cả thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong Tuyên ngôn Độc lập: “Sự thật là từ mùa Thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật… Khi Nhật đầu hàng đồng minh thì nhân dân cả nước đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”. Từ thực tế đó, Người khẳng định: “Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà”.

Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế, xác định cụ thể đối tượng trực tiếp của cuộc Cách mạng Tháng Tám là phát xít Nhật, chứ không phải là thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”.

Thể hiện nội dung này trong Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn khẳng định trước toàn thể nhân dân cả nước và thế giới là Việt Nam đã là một nước độc lập, nhân dân Việt Nam khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ tay kẻ thù là phát xít Nhật, bởi thực dân Pháp đã bị quân Nhật lật đổ từ sau ngày 9/3/1945. Vì thế, nếu thực dân Pháp lại âm mưu quay trở lại tái chiếm, thiết lập ách thống trị lên đất nước và nhân dân Việt Nam, thì đó chính là một hành động xâm lược, phi nghĩa, cần phải đoàn kết toàn dân tộc để chống lại một cách cương quyết.

Để tăng thêm sức nặng của quan điểm, lập luận nêu trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục nhấn mạnh đến tinh thần của các giá trị độc lập, tự do, các quyền được độc lập, bình đẳng, vốn là tài sản văn hoá, tinh thần và nhân văn của nhân loại đã được thừa nhận. Người viết và đồng thời kêu gọi: “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”.

Hơn thế nữa, Việt Nam còn là “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”.

Kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập, sau khi đã nêu lên những chứng cứ và lập luận có sức thuyết phục sâu sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng và đanh thép tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Sức sống mãnh liệt của Tuyên ngôn Độc lập

Ngay sau khi tuyên bố độc lập, bất chấp nguyện vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam muốn được sống trong hoà bình, độc lập, tự do, thực dân Pháp, được các thế lực thực dân, đế quốc phản động dung túng, giúp đỡ, đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

Trước nguy cơ tồn vong của dân tộc, nghe theo lời kêu gọi của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên kháng chiến, “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền độc lập, tự do” mới giành được.

Trải qua 30 năm chiến đấu hy sinh gian khổ, với tinh thần, ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, toàn dân, toàn quân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đánh bại hai cuộc chiến tranh xâm lược của hai đế quốc Pháp và Mỹ, giành lại độc lập dân tộc, non sông thu về một mối.

Tiếp đó, nhân dân ta lại kiên cường đương đầu và đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực phản động, thù địch ở biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, tạo điều kiện để thực hiện hiệu quả hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Ngày nay, đất nước đã độc lập, thống nhất nhưng nguy cơ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc bị đe doạ, xâm phạm vẫn hiện hữu ở cả trên đất liền và trên biển. Hơn lúc nào hết, mọi người dân đều hiểu rằng đất nước có độc lập thì chủ quyền mới được giữ vững, đất nước có hoà bình, tự chủ thì mới tạo ra điều kiện để có tự do, sáng tạo và phát triển. Vì thế, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc tiếp tục được đề cao để bảo vệ độc lập, chủ quyền, bảo vệ công cuộc xây dựng đất nước đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải khơi dậy và phát huy hơn nữa tinh thần yêu nước, lấy tự hào dân tộc để đoàn kết toàn dân, thống nhất ý chí và quyết tâm nhằm tạo nên sức mạnh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Trong tình hình quốc tế hiện nay, khi mà lợi ích dân tộc luôn là lợi ích cốt lõi và là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, thì vấn đề bảo vệ lợi ích dân tộc một cách cương quyết, không khoan nhượng là điều cần thiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá, lợi ích của các nước cũng có sự liên hệ mật thiết với nhau và tuỳ thuộc vào nhau, thì việc kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, bình đẳng và cùng có lợi, trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng lợi ích của nhau, giải quyết tình hình căng thẳng và các vấn đề tranh chấp, xung đột bằng thương lượng, đàm phán, là sự lựa chọn đúng đắn và sẽ mang lại hiệu quả mong muốn.

Tăng cường xây dựng đất nước giàu mạnh, nâng cao khả năng quốc phòng, an ninh, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc theo phương châm ứng xử “Dĩ bất biến ứng vạn biến” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra cách nay 73 năm, là điều kiện cần và đủ đảm bảo sự trường tồn của độc lập dân tộc mà các thế hệ người Việt Nam đã giành được và xây dựng nên.

La liga
上一篇:Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
下一篇:Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ