【lich thi bong da ngoai hang anh】Việt Nam tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản về quản trị quốc gia

Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Ban Tổ chức Trung ương,ệtNamthamkhảokinhnghiệmcủaNhậtBảnvềquảntrịquốlich thi bong da ngoai hang anh Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

Chú thích ảnh
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Miyaji Takuma tiếp Đoàn.

Tại Tokyo, đoàn đã đến chào xã giao Thứ trưởng Ngoại giao Myaji Takuma, Phó Chủ tịch JICA Hateda Mikio, Tổng thư ký Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt ông Tsuruho Yosuke, Cục trưởng Cục Chính sách Thương mại, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Ban Đối ngoại của đảng Dân chủ Tự do (LDP), thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. 

Tại các cuộc gặp, lãnh đạo các cơ quan của Nhật Bản nhiệt liệt chào mừng đoàn, đánh giá cao hợp tác Nhật Bản-Việt Nam đang phát triển rất tốt đẹp, nhất là từ sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới (tháng 11/2023). Lãnh đạo các cơ quan đều nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại và hợp tác quốc tế của Nhật Bản cũng như vai trò vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Hai bên nhất trí cho rằng trên nền tảng thành tựu hợp tác tốt đẹp hơn 50 năm qua, cùng với tiềm năng, lợi thế của hai nước, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản sẽ không ngừng phát triển cả bề rộng và chiều sâu, góp phần bổ trợ cho nhau, đáp ứng nhu cầu và lợi ích, nâng cao vị thế quốc tế của mỗi bên, đóng góp cho phát triển và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Chú thích ảnh
Đoàn làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế JICA.

Các giáo sư, chuyên gia, nhà lãnh đạo, quản lý, nguyên lãnh đạo các cơ quan của Chính phủ Nhật Bản chia sẻ, trao đổi và thảo luận với đoàn về những chủ đề mà đoàn quan tâm, như vai trò của người lãnh đạo trong hành chính công và sự phát triển của hệ thống công vụ chuyên nghiệp, chính sách chuyển đổi số, xu hướng trong chính sách về chất bán dẫn, an sinh xã hội của Nhật Bản. Các báo cáo viên, chuyên gia đã truyền đạt các nội dung chuyên sâu từ lý thuyết đến kinh nghiệm thực tế của Nhật Bản trong phát triển đất nước từ một quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề sau chiến tranh thế giới lần thứ hai,  qua các giai đoạn phát triển khác nhau với việc ứng dụng các mô hình quản lý hành chính, quản trị quốc gia, các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ… tận dụng các nguồn lực, bứt phá để trở thành quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như hiện nay. Các chuyên gia cũng đưa ra một số nhận xét, đánh giá về thực trạng, tiềm năng và khuyến nghị cho Việt Nam.

Thể thao
上一篇:Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
下一篇:Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?