【lịch thi đấu bóng đá đêm nay và rạng sáng mai】Đề xuất tăng mức phạt hành chính tối đa với một số lĩnh vực

  发布时间:2025-01-27 05:56:36   作者:玩站小弟   我要评论
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.Bổ sung hai biện pháp cưỡng chế mới Ngày 10/2, tại phiên họp 42, lịch thi đấu bóng đá đêm nay và rạng sáng mai。

BTP

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Bổ sung hai biện pháp cưỡng chế mới

Ngày 10/2,Đềxuấttăngmứcphạthànhchínhtốiđavớimộtsốlĩnhvựlịch thi đấu bóng đá đêm nay và rạng sáng mai tại phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC).

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung nội dung của 52/142 điều, sửa kỹ thuật 12/142 điều, bổ sung mới 2 điều, bãi bỏ nội dung liên quan đến 5 điều của Luật XLVPHC.

Trong đó, về xử phạt vi phạm hành chính, dự thảo luật quy định tăng mức phạt tối đa trong một số lĩnh vực tại Điều 24 như giao thông đường bộ, thủy lợi, kinh doanh bất động sản…; bổ sung mức phạt tối đa cho một số lĩnh vực chưa được quy định tại Điều 24 như tín ngưỡng, đối ngoại, bảo hiểm thất nghiệp, in, an toàn thông tin mạng.

Đồng thời, bổ sung các quy định liên quan đến thẩm quyền xử phạt của các chức danh. Quy định rõ thời hạn lập biên bản, địa điểm lập biên bản; bổ sung quy định về việc lập biên bản vi phạm hành chính qua phương thức điện tử.

Mở rộng phạm vi chủ thể được quản lý, sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để xác định vi phạm hành chính. Tăng thời hạn ra quyết định xử phạt nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Bổ sung một số biện pháp cưỡng chế mới là ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; bổ sung quy định về thời hạn, thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính…

Liên quan đến các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến điều kiện áp dụng, trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như: Tạm giữ người theo thủ tục hành chính; áp giải người vi phạm… để bảo đảm phù hợp với thực tiễn.

Tăng mức phạt để tăng sức răn đe

Cho ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đồng tình với quan điểm tăng mức phạt tối đa trong một số lĩnh vực tại Điều 24 như giao thông đường bộ, thủy lợi, kinh doanh bất động sản…; bổ sung mức phạt tối đa cho một số lĩnh vực chưa được quy định tại Điều 24 như tín ngưỡng, đối ngoại, bảo hiểm thất nghiệp, in, an toàn thông tin mạng... ở mức cao hơn để tăng sức răn đe.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, bài học rõ nhất là việc thực hiện xử lý vi phạm nồng độ cồn theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia với mức phạt hành chính cao và Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã góp phần thay đổi thói quen của người dân khi tham gia giao thông, người dân đã tự ý thức tránh xa rượu bia khi tham gia giao thông.

Do vậy, tăng mức phạt hành chính có ý nghĩa răn đe lớn, nhất là ở những lĩnh vực vi phạm đang ở mức phổ biến. Chúng ta cần mạnh dạn tăng mức phạt thật nặng để tăng sức răn đe, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.

Còn theo Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải, thời gian qua, vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân, bạo lực gia đình có dấu hiệu gia tăng, trong khi đó nếu quy định mức phạt là 30 triệu đồng như dự thảo luật Chính phủ trình thì chưa đủ sức răn đe, đề nghị Chính phủ nghiên cứu để tăng mức phạt trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, việc xử phạt hành chính trong khai thác cát, đá, sỏi và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng đang là vấn đề nóng được cử tri quan tâm. Đặc biệt, an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn để đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, do vậy, mức phạt ở lĩnh vực này cũng cần phải quy định ở mức thật cao. Một số đại biểu cũng đề nghị mức xử phạt các hành vi quấy rối tình dục cần phải tăng lên mức cao hơn.

Liên quan đến việc bổ sung một số biện pháp cưỡng chế mới, một số ý kiến đại biếu đề nghị không bổ sung biện pháp cưỡng chế "ngừng cung cấp điện, nước" trong lần sửa đổi này, mà cần nghiên cứu kỹ lưỡng, có đánh giá tác động cụ thể hơn để đưa ra khi sửa đổi toàn diện Luật XLVPHC.

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, việc cung cấp điện, nước là giao dịch dân sự giữa nhà cung cấp và người sử dụng. Người sử dụng không vi phạm các điều khoản trong hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật trong việc sử dụng điện, nước thì không nên buộc nhà cung cấp "ngừng cung cấp điện, nước", như vậy là can thiệp "quá sâu" vào quan hệ dân sự.

Do vậy, đề nghị không bổ sung biện pháp cưỡng chế "ngừng cung cấp điện, nước" trong lần sửa đổi này, mà bổ sung quy định "ngừng cung cấp điện, nước" là một biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm, không phải là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; đồng thời, bổ sung quy định để bảo đảm biện pháp ngăn chặn này chỉ được áp dụng đối với những hành vi mà điện, nước là điều kiện cần, là phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm hành chính và việc áp dụng biện pháp này không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, hoạt động của cá nhân, tổ chức khác./.

H.Y

相关文章

最新评论