BP - Đã thành thông lệ,ănchơdaegu fc vs chuẩn bị nghỉ tết Nguyên đán cũng là lúc thủ trưởng nhiều cơ quan, đơn vị giao nhiệm vụ cho bộ phận hành chính lên kế hoạch để qua rằm tháng Giêng là du xuân. Những năm gần đây, lễ hội Yên Tử đang hút khách hành hương trong nước và quốc tế, trở thành lễ hội trọng điểm trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Chả thế mà dân gian có câu “trăm năm tích đức tu hành, chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu”. Ngoài lễ hội Yên Tử, sau tết còn hàng loạt lễ hội khác như hội Lim, hội Gióng, hội Đền Hùng, hội chùa Hương ở phía Bắc. Miền Nam thì có lễ hội Bà Chúa Xứ ở An Giang, lễ hội Bà Đen ở Tây Ninh hay lễ hội chùa Bà ở Bình Dương. Bình Phước thì có lễ hội Miếu Bà ở Sơn Giang (Phước Long)...
Là một đất nước nông nghiệp, Việt Nam có nhiều lễ hội vừa độc đáo vừa mang ý nghĩa nhân văn, được cộng đồng gìn giữ, lưu truyền. Các lễ hội thường diễn ra trong khoảng thời gian nông nhàn, từ sau tết Nguyên đán kéo dài đến hết tháng Giêng, thậm chí hết tháng Hai, tháng Ba âm lịch và chủ thể của lễ hội là cộng đồng làng xã. Thế nhưng khoảng chục năm trở lại đây, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thị trường; khi xã hội ngày càng hướng về đời sống công nghiệp - đô thị thì lễ hội bỗng dưng nở rộ hơn bao giờ hết và có nhiều lễ hội bị biến tướng, sai lệch với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ai thống kê được cả nước có bao nhiêu lễ hội. Có người nói hơn 800, có người nói 1.000, lại có người nói có tới hơn 8.000 lễ hội từ cấp thôn làng đến cấp quốc gia. Có ý kiến cho rằng, khi nhiều người đến với lễ hội là dấu hiệu cho thấy đời sống vật chất và tinh thần đã được nâng lên. Bởi khi người ta dư dả hoặc chí ít là đủ ăn thì mới nghĩ đến chuyện chơi được. Thế nhưng điều đáng nói là người đi lễ hội bây giờ không phải là dân nông thôn - những người dư dả về thời gian và là chủ thể của nhiều lễ hội mà là cán bộ, công chức nhà nước.
Dòng người nô nức trẩy hội chùa Hương - Ảnh internet