游客发表
发帖时间:2025-01-12 09:44:35
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật sửa đổi,ệnphpluậtvềxửlviphạlich thi dau australia a-league bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tại hội nghị, các đại biểu đồng tình cao với dự thảo luật, đồng thời cho rằng Luật Xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi lần này sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế trong nhiều năm qua, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.
Báo Hậu Giang ghi nhận ý kiến đóng góp của một số đại biểu tại hội nghị.
Bà Trần Phượng Quyên, Phó Giám đốc Sở Tư pháp
- Qua nghiên cứu dự thảo, tôi cơ bản thống nhất cao với các nội dung, tuy nhiên, tại khoản 54, Điều 1, quy định “Trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ, Công an tỉnh gửi hồ sơ cho các đơn vị liên quan…”, hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và dự thảo luật chưa có quy định rõ về thời hạn đọc hồ sơ, do đó tôi đề nghị cần bổ sung quy định thời gian đọc hồ sơ là bao lâu vào dự thảo, tùy từng loại hồ sơ thuộc diện đơn giản hoặc phức tạp… cần có mốc cụ thể để triển khai thực hiện.
Mặt khác, tại điểm a, khoản 59, Điều 1 có quy định trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để đảm bảo việc xem xét ra quyết định tạm giữ… Qua thực tế, tôi cho rằng cần nâng thời gian lên 36 giờ bởi trong một số trường hợp tang vật vi phạm là hàng giả, hàng cấm hoặc động vật hoang dã, thì thời hạn để định giá cũng khá lâu. Một số trường hợp phải thành lập hội đồng, nếu quy định 24 giờ khó đảm bảo được thời gian… Với những trường hợp đơn giản có thể quy định là 24 giờ, còn với các trường hợp phức tạp cần kéo dài hơn thời gian.
Ngoài ra, đối với dự thảo bổ sung thêm đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính, Sở Tư pháp thống nhất cao với đề nghị bổ sung đối tượng bị xử phạt là “hộ gia đình” và “cộng đồng dân cư”. Tuy nhiên, dự thảo cần giải thích và hướng dẫn cụ thể trong áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 đối tượng này.
Bà Trần Thị Đẹp, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường
- Quy định tại khoản 58, Điều 1 về lập biên bản vi phạm hành chính, theo dự thảo thì biên bản hành chính được lập trong thời hạn không quá 24 giờ, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính hoặc xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm. Trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ… Tôi cho rằng, không nên quy định hạn chế thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm là 24 và 48 giờ trong khoản 1, Điều 58 và thời gian chuyển biên bản trong trường hợp vụ việc vượt thẩm quyền là 24 giờ kể từ khi lập biên bản trong khoản 4, Điều 58. Bởi quy định như dự thảo sẽ gây khó khăn cho người có thẩm quyền lập biên bản trong việc xác minh hành vi và đối tượng vi phạm cũng như công tác củng cố hồ sơ để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt.
Bên cạnh đó, sau khi có đầy đủ hồ sơ, tài liệu cần mời họp cá nhân, tổ chức để thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính, qua đó bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan trong quá trình xử lý vi phạm hành chính. Do đó, đề nghị vấn đề này cần giao cho Chính phủ quy định chi tiết, cụ thể thời hạn lập biên bản, chuyển biên bản vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
Đối với quy định tại khoản 75, Điều 1 về thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quy định rằng thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện… Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu tang vật, phương tiện không thuộc loại cấm lưu hành thì phải trả lại, do đó quy định như trên sẽ gây khó khăn cho cơ quan chức năng, chế tài xử phạt không có tính răn đe, do đó cơ quan soạn thảo nên xem xét điều chỉnh đối với quy định này.
Ông Nguyễn Hoa Vinh, Chánh Thanh tra Sở Công thương
- Qua nghiên cứu dự thảo luật, tôi nhận thấy rằng tại khoản 32, Điều 1, sửa đổi bổ sung Điều 66 không quy định việc quá thời hạn người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt, nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định tịch thu vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính… như vậy là thiếu tính răn đe, tính nghiêm minh, rất khó khăn cho cơ quan xử lý đối với tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành… Do đó, tôi đề nghị chỉ sửa đổi khoản 1, Điều 66, và giữ lại khoản 2, Điều 66 “Quá thời hạn quy định tại khoản 1 điều này hoặc khoản 3, Điều 63 của luật này, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả...”.
Ngoài ra, tại khoản 60, Điều 1 dự thảo sửa đổi Điều 126 có quy định “Trong trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện… Hết thời hạn 1 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ 2 nếu người vi phạm, chủ sở hữu… không đến nhận thì trong 5 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính”… Tôi cho rằng, cơ quan soạn thảo nên xem xét điều chỉnh thời hạn từ 1 năm thành hết thời hạn 30 ngày là phù hợp. Bởi thực tế quá trình áp dụng Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (quy định 30 ngày) không phát sinh khó khăn, vướng mắc, đồng thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tạm giữ tang vật, phương tiện do phải giữ tang vật trong thời gian dài nếu xuống cấp, hư hỏng phát sinh nhiều chi phí trông giữ (như trường hợp đối với các loại ô tô, xe máy)…
Bên cạnh đó, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo văn bản xem xét nghiên cứu, bổ sung các quy định cụ thể trong luật, hạn chế việc giao Chính phủ quy định chi tiết nhiều nội dung làm cho luật khó thực hiện do liên quan đến nhiều văn bản khác nhau.
Đ.BẢO ghi nhận
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接