Hiện trạng các giải pháp an ninh mạng tại Việt Nam
Trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng trở thành một thách thức toàn cầu,ƯutiêngiảiphápanninhmạngMakeinVietnamgiảmphụthuộcvàocôngnghệnướcngoàtỉ số trận tây ban nha Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc nâng cao nhận thức và đầu tư vào các giải pháp bảo mật thông tin. Tuy nhiên, để xây dựng một hệ sinh thái an ninh mạng vững mạnh và giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, việc ưu tiên các giải pháp "Make in Vietnam" đang trở thành yêu cầu cấp thiết.
Sản phẩm công nghệ Make in Vietnam nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo.
Theo Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA), các cơ quan và doanh nghiệp tại Việt Nam đã có những cải thiện rõ rệt trong việc bảo vệ an ninh hệ thống thông tin. Các số liệu gần đây cho thấy: 85,1% cơ quan, doanh nghiệp đã trang bị phần mềm diệt virus cho máy tính và máy chủ; 75,8% đã đầu tư vào giải pháp tường lửa; 64,1% triển khai các giải pháp sao lưu, phục hồi dữ liệu; 75,8% đã tổ chức đào tạo nhận thức về an ninh mạng cho nhân viên ít nhất một lần mỗi năm.
Ngoài ra, một số công nghệ tiên tiến như giám sát an ninh mạng tập trung (SOC), dịch vụ thông tin tình báo an ninh mạng (Threat Intelligence), hay giải pháp phát hiện và ứng phó điểm cuối (EDR) cũng bắt đầu được ứng dụng rộng rãi. Đây là tín hiệu tích cực trong việc hiện đại hóa hệ thống an ninh mạng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng do các công ty Việt Nam phát triển vẫn còn hạn chế, chỉ đạt khoảng 24,77%. Điều này đặt ra thách thức lớn trong việc xây dựng ngành công nghiệp an ninh mạng nội địa.
Lợi ích chiến lược của các giải pháp "Make in Vietnam"
Theo NCA, việc sử dụng các sản phẩm an ninh mạng trong nước mang lại nhiều lợi ích chiến lược cho cả doanh nghiệp và quốc gia. Trước hết, sản phẩm nội địa giúp giảm sự phụ thuộc vào các công nghệ nước ngoài, đặc biệt là trong bối cảnh gia tăng các nguy cơ gián điệp và chiến tranh mạng. Các giải pháp “Make in Vietnam” được thiết kế với sự hiểu biết sâu sắc về hạ tầng, quy định pháp luật, đặc thù của người dùng và thị trường Vietnam, từ đó tối ưu hơn trong việc triển khai và vận hành.
Ngoài ra, việc sử dụng sản phẩm nội địa còn thúc đẩy, tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, các giải pháp an ninh mạng "Make in Vietnam" vẫn đối mặt với nhiều thách thứcnhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các giải pháp nước ngoài, như thiếu nguồn lực nhân sự, thiếu vốn đầu tư, thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ, thiếu sự tin tưởng của khách hàng… Do đó, theo NCA, để các giải pháp "Make in Vietnam" có thể chiếm lĩnh thị trường, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng công nghệ. Một số giải pháp cụ thể bao gồm:
Thứ nhất, thúc đẩy chính sách ưu tiên: Chính phủ cần ban hành các chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm an ninh mạng nội địa, đặc biệt trong các lĩnh vực trọng yếu như ngân hàng, viễn thông, năng lượng, và cơ sở hạ tầng quốc gia.
Thứ hai, quảng bá sản phẩm: Các chương trình quảng bá mạnh mẽ hơn về các giải pháp đạt giải thưởng "Make in Vietnam" sẽ giúp gia tăng nhận diện thương hiệu và khẳng định chất lượng sản phẩm trong mắt người dùng.
Thứ ba, đầu tư vào nghiên cứu phát triển: Các doanh nghiệp công nghệ cần tập trung phát triển sản phẩm chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với các giải pháp quốc tế. Đồng thời, việc nhận các chứng nhận quốc tế sẽ giúp nâng tầm sản phẩm Việt trên thị trường toàn cầu.
Thứ tư, hỗ trợ tài chính và nguồn lực: Chính phủ và các quỹ đầu tư nên hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực an ninh mạng, giúp họ vượt qua những rào cản về vốn và nhân lực.
Một trong những sáng kiến nổi bật để thúc đẩy các sản phẩm an ninh mạng nội địa là Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam”. Qua 5 năm tổ chức, giải thưởng đã được trao cho 234 sản phẩm xuất sắc, góp phần khẳng định năng lực công nghệ Việt trong các lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục, viễn thông và ngân hàng.
Nhiều sản phẩm đoạt giải đã được triển khai trên diện rộng, thay thế dần các giải pháp nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực yêu cầu cao về bảo mật thông tin. Đây là minh chứng cho tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam.
Việc ưu tiên sử dụng các giải pháp an ninh mạng "Make in Vietnam" không chỉ giúp giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp an ninh mạng trong nước. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự chung tay của cả Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Những nỗ lực này sẽ không chỉ giúp Việt Nam bảo vệ an ninh mạng tốt hơn mà còn khẳng định vị thế của công nghệ Việt trên trường quốc tế.
Duy Trinh