Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia tầm nhìn đến năm 2050 Đã có 62 dự án năng lượng tái tạo được phê duyệt giá tạm Nhiều thách thức với an ninh năng lượng quốc gia
Trình bày báo cáo tóm tắt kết quả giám sát,ạchđiệnbấtcậpcólợiíchnhómhaykhôbóng đá số wap Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2021, với định hướng chiến lược đúng đắn của Đảng, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, ngành năng lượng nước ta đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực.
Cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện. Công nghiệp khai thác dầu khí, lọc hoá dầu tiếp tục phát triển, hình thành được một số cơ sở lọc hoá dầu quy mô lớn. Đã đầu tư xây dựng nhiều dự án mỏ than có công suất lớn; sản lượng khai thác than thương phẩm tăng; thuỷ điện phát triển nhanh, gần đây điện gió và điện mặt trời bắt đầu phát triển với tốc độ cao…
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy Tuy nhiên, phát triển năng lượng nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức, đặc biệt đã xảy ra tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ năm 2022, thiếu điện một số thời điểm của năm 2023.
"Chỉ tiêu chủ yếu đánh giá đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia biến động theo chiều hướng bất lợi. Khả năng thiếu điện trong ngắn hạn (2024 - 2025), trung hạn (2025 - 2030) và dài hạn (2030 - 2050) là nguy cơ hiện hữu", báo cáo giám sát nêu.
Cùng với đó, nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu dẫn đến phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn. Tài nguyên năng lượng sơ cấp Việt Nam ngày càng cạn kiệt khi thủy điện cơ bản đã khai thác hết, sản lượng dầu và khí ở một số mỏ lớn suy giảm nhanh.
Dẫn kết luận của Thanh tra Chính phủ, báo cáo của đoàn giám sát cho hay, việc phê duyệt bổ sung tổng số 168 dự án điện mặt trời (tổng công suất 14.707 MW), 123 dự án điện gió (công suất 9.047 MW), phê duyệt riêng lẻ 390 dự án thủy điện nhỏ (tổng công suất 4.138 MW) vào quy hoạch phát triển điện lực các cấp trong giai đoạn 2016 - 2020 đã gây ảnh hưởng đến phát điện và truyền tải điện lên hệ thống. Những bất cập trong cung ứng năng lượng, nhất là việc chuẩn bị nhiên liệu sơ cấp cho cung ứng, vận hành hệ thống điện hằng năm, cùng với việc mất cân đối giữa cung - cầu năng lượng trong nước, nguồn phát điện giữa các vùng và một số dự án nguồn điện chậm vận hành hoặc dừng triển khai… dẫn tới tình trạng thiếu điện ở miền Bắc đầu năm 2023.
Về xăng dầu, hiện Việt Nam mới có hệ thống kho dự trữ xăng dầu thương mại, chưa có kho dự trữ quốc gia xăng dầu của Nhà nước và chưa có hệ thống dự trữ quốc gia về than, khí thiên nhiên. Dự trữ quốc gia dầu mỏ, sản phẩm xăng dầu mới chỉ dừng ở quy hoạch. Cả 3 kho dự trữ dầu thô quốc gia trong quy hoạch đều chưa được thực hiện.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập, Đoàn giám sát đã nêu nhiều kiến nghị cụ thể để triển khai ngay trong thời gian tới.
Làm rõ trách nhiệm về bất cập trong quy hoạch điện
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh băn khoăn nhiều về công tác quy hoạch, triển khai các quy hoạch phân ngành như than, dầu, năng lượng tái tạo, năng lượng gió.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, trong thời gian ngắn vừa qua, khi Bộ Công thương ban hành giá FIT có thời hạn, xuất hiện phong trào đầu tư ồ ạt điện mặt trời, điện gió. Vừa qua, nhiều dự án đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, có dự án được hưởng giá FIT, có dự án không, hoặc có dự án được hưởng một phần giá FIT… Các cơ quan của Quốc hội đã nhận được kiến nghị của 36 nhà đầu tư thuộc diện này.
Nêu câu chuyện điện sản xuất ra nhưng thiếu lưới truyền tải, thừa cục bộ, các nhà đầu tư không bán điện được lên lưới, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị cần làm rõ nguyên nhân trách nhiệm ban hành giá FIT có đúng nguyên tắc và tiêu chí hay không, có công bằng giữa các doanh nghiệp hay không? Vấn đề này có phải là gây thất thoát, lãng phí nguồn lực xã hội hay không?
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, cần đánh giá kỹ hơn vướng mắc giữa quy hoạch và truyền tải điện ra sao khi để xảy ra tình trạng điện sản xuất ra thì thừa mà không hòa được lưới điện quốc gia.
“Một số doanh nghiệp bất bình, không tin vào chính sách năng lượng của chúng ta… Quy hoạch thì vượt công suất truyền tải, đến khi có điện rồi không hòa lưới điện cho người ta, rồi hợp đồng giá cả… cái này doanh nghiệp, người dân nói rất nhiều. Có vấn đề gì trong đó không, có lợi ích nhóm không? Vấn đề này phải làm nghiêm túc, chứ nói chung chung thì chả bao giờ khắc phục được" - Phó Chủ tịch Quốc hội nói.
Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy, trong giai đoạn 2016 - 2021, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức 10 cuộc thanh tra liên quan đến lĩnh vực năng lượng, đã ban hành 10 kết luận thanh tra, phát hiện vi phạm về kinh tế khoảng hơn 15 nghìn tỷ đồng. Theo đó, kiến nghị thu hồi cho Nhà nước khoảng hơn 1.900 tỷ đồng, kiến nghị xử lý về đất là 5.600m2, kiến nghị xem xét xử lý hành chính nhiều tập thể, cá nhận và chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét khoảng 23 vụ. Phát biểu giải trình tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, bất cập lớn nhất hiện nay là pháp luật trong từng lĩnh vực điện lực, dầu khí... được xây dựng tương đối độc lập, việc thể chế hoá tinh thần của chủ trương, chính sách mới còn bất cập. Việc phê duyệt quy hoạch vẫn còn lúng túng bởi trên thực tế, vấn đề này được điều chỉnh ở các luật khác nhau, nhiều vấn đề chưa chế định trong các văn bản. Do đó, Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng cần làm rõ các sơ hở liên quan tới điều chỉnh quy hoạch và cơ sở quy hoạch.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp sáng 12/10. Khẳng định chuyên đề giám sát có ý nghĩa rất quan trọng, song theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, một số nội dung trong báo cáo và dự thảo nghị quyết vẫn còn mang tính định tính, nhiều vấn đề chưa rõ. Giám sát phải chỉ ra được trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, liên quan nhưng dự thảo Nghị quyết chưa đề cập cụ thể, còn chung chung.
Chỉ ra hàng loạt vấn đề, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu chuyên đề giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm và tạo ra chuyển biến gì sau giám sát, làm rõ thực trạng, làm rõ trách nhiệm, làm rõ tồn tại, hạn chế khách quan, chủ quan, những trách nhiệm trong ban hành văn bản pháp luật, thực thi chính sách, tổ chức thực hiện.
Trong đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nên tập trung nhiều vào vấn đề về an ninh năng lượng, trong đó quan trọng nhất là điện, xăng dầu và trong điện thì tập trung đánh giá sâu liên quan đến việc thực hiện Quy hoạch điện VII và kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII.
Cho rằng giải trình liên quan đến quy hoạch điện của các cơ quan chưa thỏa đáng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị rà soát theo Luật Quy hoạch để làm rõ kế hoạch triển khai quy hoạch, làm rõ nội hàm của kế hoạch triển khai quy hoạch trong Luật Quy hoạch. Đồng thời, báo cáo cần chỉ rõ trách nhiệm, cá thể hóa trách nhiệm, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh./.
顶: 617踩: 4858
【bóng đá số wap】Quy hoạch điện bất cập, có lợi ích nhóm hay không?
人参与 | 时间:2025-01-10 22:53:34
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- Thống nhất trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc
- Sắp có công cụ AI kiểm soát doanh thu trên sàn thương mại điện tử
- Đưa Thương hiệu Quốc gia vươn tầm thế giới
- Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- Giá vàng thời gian tới tiếp tục tăng 'nóng'?
- Lương tăng nhỏ giọt, đuổi theo giá nhà phi mã: Người trẻ chật vật mua nhà Hà Nội
- Hợp nhất hai Công ty cổ phần vận tải Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn
- Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- Giá xăng dầu hôm nay 6/11: Tiếp tục đi lên
评论专区