Cùng với đó,ứcbồithườngbảohiểmbắtbuộcnânglêntriệuđồngngườivụkết quả trận đấu mexico mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn, tăng 10 triệu đồng so với quy định hiện nay.
Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn.
Đây là một phần quan trọng của Thông tư 22/2016/TT-BTC thay thế Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Thông tư số 151/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 của Bộ Tài chính quy định sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC và Thông tư 103/2009/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ký ban hành.
Không thanh toán đủ phí hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực
Cụ thể, theo Thông tư 22/2016/TT-BTC, trường hợp phí bảo hiểm dưới 50 triệu đồng, chủ xe cơ giới thanh toán 1 lần tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Trường hợp phí bảo hiểm từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, chủ xe cơ giới thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) thanh toán 1 lần, thời hạn thanh toán không quá 10 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Riêng trường hợp phí bảo hiểm từ 100 triệu đồng trở lên, chủ xe cơ giới thỏa thuận bằng văn bản với DNBH việc thanh toán phí bảo hiểm như sau: Lần 1 thanh toán 50% tổng phí bảo hiểm trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm; lần 2: Thanh toán 50% phí bảo hiểm còn lại trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Việc thanh toán phí bảo hiểm được xác nhận bằng biên lai thu phí bảo hiểm; hóa đơn thu phí bảo hiểm của DNBH; xác nhận thanh toán phí bảo hiểm của chủ xe cơ giới trên Giấy chứng nhận bảo hiểm (đối với trường hợp chủ xe cơ giới đã thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ); các hình thức chứng từ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp chủ xe cơ giới không thanh toán đủ phí bảo hiểm quy định, hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực vào ngày kế tiếp ngày chủ xe cơ giới phải thanh toán phí bảo hiểm.
"Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm chấm dứt hiệu lực, DNBH phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới về việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và hoàn lại cho chủ xe cơ giới phần phí bảo hiểm đã thanh toán thừa (nếu có) hoặc yêu cầu chủ xe cơ giới thanh toán đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm", Thông tư quy định.
Thông tư cũng nêu rõ, DNBH không có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm bị chấm dứt.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường trong vòng 15 ngày
Về thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường, Thông tư quy định: Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới là 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định và các tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới cho DNBH.
Thời hạn thanh toán bồi thường của DNBH là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.
Thông tư cũng nêu rõ, trường hợp từ chối bồi thường, DNBH phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm.
Thời hiệu khởi kiện về việc bồi thường bảo hiểm là 3 năm kể từ ngày DNBH thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi thường. Quá thời hạn trên quyền khởi kiện không còn giá trị./.
Hồng Chi