【cách tính số de miền bắc】Nhân lực chất lượng cao khu vực công ở “vựa lúa” hiện ra sao ?

时间:2025-01-10 23:32:29来源:Empire777 作者:World Cup

Sau khi Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội,ựcchấtlượngcaokhuvựccngởvựalahiệcách tính số de miền bắc bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn 2045 ra đời, lần đầu tiên 13 tỉnh, thành trong vùng có dịp ngồi lại tìm hướng để nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cao ở khu vực công...

Tọa đàm “Đào tạo nhân lực khu vực công cho ĐBSCL” do UEH phân hiệu Vĩnh Long tổ chức, được kỳ vọng giúp  tỉnh, thành trong vùng cùng tìm lời giải cho bài toán về nguồn nhân lực cao ở khu vực công.

Nhân lực chất lượng cao khu vực công của vùng chưa được như kỳ vọng

Được kỳ vọng trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước, tuy nhiên nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực khu vực công ở ĐBSCL vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, phát triển của vùng, đây là nhận định qua Tọa đàm “Đào tạo nhân lực khu vực công cho ĐBSCL” do Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH), phân hiệu Vĩnh Long tổ chức vừa qua.

Theo GS.TS Sử Đình Thành, Hiệu trưởng UEH: “Giai đoạn 2015-2020, số cán bộ có trình độ đại học trở lên ở ĐBSCL chỉ chiếm trên 31%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình cả nước là 48,1%. Khu vực quản lý nhà nước chỉ có 7,4% tổng số cán bộ công chức, viên chức khu vực ĐBSCL đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên; 13,3% cán bộ đã qua đào tạo về trình độ quản lý nhà nước. Toàn vùng có 17 trường đại học, 26 trường cao đẳng và 62 cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, chủ yếu đào tạo về kỹ thuật, kinh doanh, quản trị, nông nghiệp, du lịch, môi trường… phần lớn phục vụ cho khu vực tư. Qua đây cho thấy, công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao khu vực công vẫn còn hạn chế”.

Đề cập về những thách thức của địa phương hiện nay, trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao khu vực công, ông Mai Văn Nhiều, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Long An, nhận định: “Từ năm 2005, tỉnh Long An đã có chương trình đào tạo nguồn nhân lực trong khu vực công. So với mặt bằng chung của vùng, nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh là khá cao, với 75% công chức, viên chức có trình độ đại học trở lên. Tuy nhiên, cán bộ, công chức, viên chức có trình độ sau đại học còn thấp, khi số lượng có trình độ tiến sĩ chỉ chiếm 0,03% và thạc sĩ chỉ 5%. Tỉnh còn một số khó khăn khác như còn thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi cũng như nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực, nhiều cán bộ thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế hạn chế”.

Dẫn chứng thực tế, tại tỉnh Tiền Giang từ năm 2008 có 13 tiến sĩ, 334 thạc sĩ và 9.188 cán bộ, công chức, viên chức có trình độ đại học. Tuy nhiên, đến tháng 6-2022, tỉnh cũng chỉ tăng lên được tổng cộng 49 tiến sĩ, 1.555 thạc sĩ và 15.831 người có trình độ đại học. Ông Nguyễn Đình Thông, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang, chia sẻ: “Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của tỉnh tương đối đông nhưng thiếu cán bộ đầu ngành có trình độ, năng lực và chuyên môn giỏi, vẫn còn tình trạng thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc...”.

Theo các chuyên gia, diễn giả và lãnh đạo các tỉnh, ĐBSCL là “vựa lúa”, trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước nhưng đến nay vùng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Ngoài cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, thì nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu được xem là cản trở lớn cho vùng ĐBSCL phát triển. Điều này dẫn đến thực trạng ĐBSCL có tiềm năng lớn nhưng lại phát triển chậm.

Nhiều đề xuất để cùng phát triển…

Ông Nguyễn Khánh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ, đề xuất nhiều hướng mở để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao khu vực công cho vùng ĐBSCL.

Ông Nguyễn Khánh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ, cho biết: “Để phát triển vùng, trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực công hiện nay, chúng ta cần quan tâm hai vấn đề là chuyển đổi số và logistics. Theo một báo cáo cho thấy, trong tổng số 430.000 nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin cả nước, những người từ ĐBSCL chỉ chiếm 5%. Điều này chưa tương xứng với tiềm năng dân số, khi mà dân số tại vùng chiếm 19% dân số cả nước. Về logistics, Quốc hội và Chính phủ đã quan tâm đầu tư các tuyến đường cao tốc trục dọc, trục ngang như cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Trần Đề. Theo số liệu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics, số lượng doanh nghiệp thực tế có hoạt động trong lĩnh vực này ở ĐBSCL chỉ chiếm 5%, với khoảng 1.461 doanh nghiệp. Điều này cho thấy, chúng ta còn rất nhiều cơ hội để phát triển nguồn nhân lực ở lĩnh vực này.

Theo lãnh đạo các tỉnh, thành: Biên chế càng ngày càng giảm, công việc càng ngày càng tăng, nếu không nâng cao chất lượng đội ngũ sẽ không thể nào giải quyết được công việc, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Ông Mai Văn Nhiều, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Long An, đề xuất: “Các tỉnh, thành cần rà soát thực trạng cán bộ, công chức viên chức và quá trình chuyển biến cơ cấu trình độ, chuyên môn ít nhất trong vòng 10 năm để đánh giá, nhằm đưa ra kế hoạch đào tạo dài hơn trong 5, 10 hay 15 năm tới. Điều quan trọng là chúng ta phải tạo chính sách và môi trường làm việc cho cán bộ, cán bộ đào tạo về phải có môi trường làm việc thuận lợi, khả năng phát triển. Nếu đào tạo xong rồi về để họ vô môi trường cũ, thì những người đi học thấy nản, người chuẩn bị đi học không muốn đi, bởi có đi học về thì cũng như người chưa đi học... Nếu giải được bài toán môi trường làm việc, chúng ta sẽ giải được bài toán kinh phí đào tạo, lúc đó người có nhu cầu sẽ tự đi học, không cần tới ngân sách nhà nước”.

Ông Lê Thanh Hùng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang, cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực khu vực công phải tập trung vào đúng tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Ngoài các yếu tố trên, việc đào tạo phù hợp với tiềm lực thế mạnh của địa phương cũng được ông Lê Thanh Hùng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang, nhấn mạnh: “Chính phủ đã có quy hoạch tích hợp cho vùng ĐBSCL, chúng ta cần có một quy hoạch nguồn nhân lực mang tính cấp vùng như vậy, để trên cơ sở đó các tỉnh mới biết nhu cầu cần gì để đào tạo. Tỉnh Kiên Giang có tiềm năng về kinh tế biển và du lịch, nhưng nguồn nhân lực lĩnh vực này còn hạn chế, trong khi các lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng nhiều. Vì vậy, rất khó để tỉnh phát triển thế mạnh sẵn có. Bên cạnh đó, một vấn đề trong đào tạo nguồn nhân lực chúng ta cần quan tâm nữa là công tác đào tạo và sử dụng còn nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng có đào tạo nhưng sử dụng không theo ngành nghề đào tạo, điều này dẫn đến nhiều cán bộ không hiểu chuyên môn sâu, ở dưới tham mưu sao trên nghe vậy, không phản biện được, nhiều người bị kỷ luật cũng vì vấn đề này, do đó, giữa đào tạo với sử dụng phải gắn liền chặt chẽ với nhau”.

13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực, nhất là nhân lực khu vực công - một trong những yếu tố cốt lõi để đồng bằng “cất cánh” đang gặp nhiều khó khăn. Qua tọa đàm lần này nhiều giải pháp, kinh nghiệm, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực bài bản, xứng tầm đã được đưa ra, trao đổi, bàn bạc. Từ một tọa đàm sẽ không thể thay đổi thực trạng ngay, vì đây là vấn đề lâu dài nhưng qua đây được kỳ vọng góp phần giúp các địa phương trong vùng có chiến lược phát triển xứng tầm với thế mạnh vùng!

MỸ XUYÊN ghi nhận

相关内容
推荐内容