当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【ket quabong da】M&A: Thị trường chờ cú hích mới

mampa thi truong cho cu hich moi

Đấu thầu công khai giúp Vissan sớm bán được cổ phần cho nhà đầu tư với mức giá hợp lý nhất.

Dấu ấn nhà đầu tư ngoại

Nhà nước nên khai thác tối đa việc đấu thầu khi thoái vốn hoặc cổ phần hóa DNNN. Hiện nay việc chọn nhà đầu tư chiến lược thường dựa vào đàm phán 1-2 bên,ịtrườngchờcúhíchmớket quabong da trong khi nhiều nhà đầu tư tiềm năng khác không có cơ hội tiếp cận. Nếu thay đổi, lợi ích của Nhà nước sẽ tốt hơn, thu hút được nhiều nhà đầu tư tốt cho DN được cổ phần hóa. Đặc biệt, Nhà nước cũng nên công bố rõ ràng thông tin tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược của các công ty chuẩn bị cổ phần hóa.

Trong thập kỷ qua, M&A nổi lên như một kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần làm đa dạng hóa các kênh thu hút vốn của nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc kinh tế, cổ phần hóa DNNN. Đồng thời, thông qua các thương vụ M&A, năng lực quản trị của nhiều DN Việt Nam đã được nâng cao. Trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, hoạt động M&A tiếp tục diễn ra sôi động trong các lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng, BĐS... Giá trị các thương vụ trong năm 2015 đạt 5,2 tỷ USD và nửa đầu năm 2016 đạt trên 3 tỷ USD. Con số này tăng 28% so với cùng kỳ năm 2015 và dự báo một năm sôi động cho các giao dịch M&A tại Việt Nam.

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Diễn đàn M&A, trong năm 2016 dự báo giá trị M&A tại Việt Nam sẽ có thể đạt mốc 6 tỷ USD. Không chỉ xác lập kỷ lục về giá trị, năm 2015 và nửa đầu năm 2016, đã xuất hiện các thương vụ M&A có chất lượng với quy mô tỷ USD, những thương vụ với ảnh hưởng quan trọng đến nhiều ngành, nhiều thị trường và nền kinh tế nói chung. Xét về số lượng thương vụ, các thương vụ giữa các DN nội chiếm đa số với trên 60%.

Tuy nhiên, theo đánh giá, giá trị các thương vụ này chủ yếu là thương vụ quy mô vừa và nhỏ quanh mức 5 triệu USD. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò quan trọng với các thương vụ quy mô lớn từ 30 – trên 100 triệu USD. Đáng chú ý, đã xuất hiện những thương vụ chuyển nhượng những công ty hoặc hệ thống có tài sản lớn, quy mô trên 1 tỷ USD tại thị trường Việt Nam. Trong đó, nổi lên là thương vụ nhà đầu tư đến từ Thái Lan, Central Group, đã mua lại BigC Việt Nam với giá 1,140 tỷ USD với tham vọng chi phối ngành bán lẻ Việt. Tại phân khúc ngành hàng gia vị, thực phẩm, thương vụ “tỷ đô” khác là Singha, công ty hàng đầu của Thái Lan trên thị trường bia và đồ uống không cồn, trở thành đối tác chiến lược của Masan với giá trị 1,1 tỷ USD thông qua việc nắm giữ 25% cổ phần của Masan Consumer Holding và 33% cổ phần Masan Brewery. Mới đây nhất, tại Diễn đàn DN Singappore – Việt Nam diễn ra tại Singappore, đại diện Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Quỹ đầu tư quốc gia của Singapore (GIC) đã ký kết một bản thỏa thuận ghi nhớ, theo đó GIC sẽ mua 7,73% cổ phần của Vietcombank (tương đương gần 306 triệu cổ phần). Tuy mức giá cụ thể chưa được tiết lộ, nhưng đây được xem là thương vụ M&A có giá trị lớn nhất trong lĩnh vực ngân hàng nhiều năm gần đây.

Theo ông Đặng Xuân Minh, Phó trưởng Ban tổ chức Diễn đàn M&A, ngoài ảnh hưởng của xu hướng M&A thế giới và khu vực, các yếu tố chính thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam trong năm qua là làn sóng tiếp cận thị trường của các nước trong khu vực mà điển hình là Thái Lan, Singapore, Nhật Bản. Ở trong nước, cuối năm 2015 và đầu năm 2016 cũng là khởi đầu của một nhiệm kỳ mới cùng với những động thái mạnh mẽ của Chính phủ về quá trình cổ phần hóa các DNNN, thúc đẩy kinh tế tư nhân, cải cách một số luật lệ liên quan đến DN và đầu tư, môi trường vĩ mô ổn định cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy các DN trong và ngoài nước mạnh dạn hơn trong hoạt động M&A. Ngoài ra, sự phục hồi của thị trường BĐS và sự kỳ vọng vào việc Việt Nam gia nhập TPP và thành viên của AEC cũng là một yếu tố quan trọng.

Liên quan đến M&A trong lĩnh vực BĐS, Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, BĐS là một trong những lĩnh vực được đánh giá có hoạt động M&A sôi động nhất. Sự phục hồi của thị trường cùng với nhiều chính sách mới thông thoáng hơn là lực đẩy giúp M&A trong lĩnh vực BĐS tăng trưởng mạnh. Luật Kinh doanh BĐS chính thức có hiệu lực từ giữa năm 2015 đã cho phép DN được công khai mua bán và chuyển nhượng dự án, đây là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động M&A, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư nước ngoài và M&A BĐS sẽ còn trỗi dậy mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Một thương vụ đình đám M&A có yếu tố nước ngoài diễn ra trong quý II-2016 chính là Tập đoàn Kumho Industrial Company Limited (Hàn Quốc) chuyển nhượng dự án phức hợp tại 39 Lê Duẩn (Quận 1, TP.HCM) cho Công ty Mapletree Investments Pte Ltd (Singapore) với giá trị ước tính trên 200 triệu USD.

“Ngóng” thương vụ lớn từ cổ phần hóa

Phát biểu tại họp báo Diễn đàn M&A mới đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Đặng Huy Đông cho rằng, việc xóa bỏ các rào cản để thúc đẩy thị trường M&A phát triển lành mạnh, trở thành một kênh huy động vốn hữu hiệu và trở thành yếu tố thúc đẩy tái cấu trúc hiệu quả nền kinh tế, tái cấu trúc DN là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN thời gian qua diễn ra chậm chạp khiến cho hoạt động M&A từ quá trình này chưa được như mong đợi, chưa có các thương vụ “khủng” từ cổ phần hóa DNNN và vì thế, tác động của M&A tới việc tái cấu trúc DN chưa thực sự như kỳ vọng.

Đánh giá của nhóm nghiên cứu Diễn đàn M&A cho thấy, năm 2015 cổ phần hóa DNNN và thoái vốn vẫn còn chưa đạt kỳ vọng của giới đầu tư. Tỷ lệ bán đấu giá và giá trị bán được của các DNNN cổ phần hóa trong năm 2015 và 6 tháng 2016 còn thấp. Trong năm qua, thương vụ IPO đáng kể nhìn từ góc độ quy mô vốn điều lệ chỉ có Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam với giá bán khoảng 14.300 đồng/cổ phần và Công ty TNHH MTV Kỹ nghệ súc sản VISSAN với giá bán bình quân đạt 80.053 VND/ cổ phần được các nhà đầu tư quan tâm, theo đó đã lần lượt thu về 1.116 tỷ đồng và 906 tỷ đồng. Nhiều công ty có vốn điều lệ có quy mô khá nhưng không thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia. Diễn biến của thị trường cũng cho thấy, thị trường chưa chứng kiến nhiều nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, trong khi đó, tại một số DNNN cổ phần hóa, xu hướng nhà đầu tư chiến lược là các tập đoàn tư nhân tham gia ở mức tỷ lệ 20 – 30%, thậm chí trên 51% và chi phối công ty đã diễn ra. Điển hình như Vingroup đầu tư vào Triển lãm Giảng Võ, Masan đầu tư vào Vissan…

Theo đánh giá của các chuyên gia, điểm nhấn của thị trường M&A trong thời gian qua chính là thị trường chứng kiến sự cạnh tranh để trở thành người mua của các tài sản tốt như Vissan hay Big C Việt Nam. Đây là mô hình tốt để Nhà nước tham khảo, chuẩn bị cho các thương vụ bán vốn nhà nước có quy mô và được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Đồng tình với nhận định này, ông Đặng Xuân Minh cho hay, mô hình đấu thầu chọn người mua trong quy trình M&A có thể trở thành xu hướng mới của hoạt động M&A tại Việt Nam, dù nó không mới trên thế giới. Dẫn trường hợp hai thương vụ lớn trong hoạt động M&A thời gian qua là thương vụ Tập đoàn Casino của Pháp bán lại Big C và Công ty Vissan chào bán 14% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, ông Minh cho hay vì đây là những sản phẩm tốt, do đó có nhiều nhà đầu tư cùng quan tâm và thay vì đàm phán riêng lẻ, hai DN này đã tổ chức đấu thầu chính thức và người chiến thắng được quyết định sau những vòng chào thầu cạnh tranh.

“Nhà nước nên khai thác tối đa việc đấu thầu khi thoái vốn hoặc cổ phần hóa DNNN. Hiện nay việc chọn nhà đầu tư chiến lược thường dựa vào đàm phán 1-2 bên, trong khi nhiều nhà đầu tư tiềm năng khác không có cơ hội tiếp cận. Nếu thay đổi, lợi ích của Nhà nước sẽ tốt hơn, thu hút được nhiều nhà đầu tư tốt cho DN được cổ phần hóa. Đặc biệt, Nhà nước cũng nên công bố rõ ràng thông tin tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược của các công ty chuẩn bị cổ phần hóa. Đồng thời, các cán bộ phụ trách đầu tư của mỗi DN cần mở rộng mối quan hệ với các nhà đầu tư hoặc người mua tiềm năng để có thể có được danh sách ngắn khi cần bán một phần công ty hoặc mảng kinh doanh”, ông Đặng Xuân Minh đề nghị.

分享到: