Giảm “gánh nặng” chi phí logistics,ângcaonănglựccạnhtranhvàpháttriểnbềnvữngngànhhàngthuỷsảbdltd anh nâng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Doanh nghiệp thủy sản thay đổi chiến lược giữ đơn hàng xuất khẩu Ngành hàng thuỷ sản đối mặt nhiều thách thức Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam. Thưa bà, bà đánh giá thế nào về tín hiệu khởi sắc này của ngành Thủy sản?
Năm 2023 đã trôi qua với kết quả xuất khẩu (XK) thủy sản đạt 9 tỷ USD, thấp hơn 18% so với năm 2022. Lạm phát cao, nhu cầu giảm, tồn kho lớn, giá XK giảm và những khó khăn, bất cập trong sản xuất kinh doanh trong nước, như: chi phí đầu vào cho cả chuỗi cung ứng đều tăng, “thẻ vàng” IUU ảnh hưởng đến XK hải sản sang EU… là những nguyên nhân cơ bản tác động đến XK thủy sản Việt Nam trong năm qua.
Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 1/2024, XK thủy sản đã có tín hiệu tích cực hơn, với mức tăng 64% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 750 triệu USD. Trong đó, các mặt hàng chủ lực đều có bứt phá đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Về thị trường, tăng đột phá nhất là Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) với mức tăng gấp hơn 300%, XK sang Mỹ tăng 63%, sang Nhật Bản tăng 43%, sang EU tăng 34%... Mặc dù nhiều doanh nghiệp (DN) cho biết thị trường còn nhiều khó khăn, nhưng những con số tăng trưởng cao của tháng đầu năm 2024 đã mang lại cho các doanh nghiệp trong ngành hy vọng vào sự hồi phục mạnh mẽ hơn trong năm nay.
DN thủy sản cho rằng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, bà nhận định thế nào về những thách thức này?
Đúng thế, vẫn còn những vấn đề mà các doanh nghiệp XK thủy sản phải đối mặt, như: tình trạng dư cung, tồn kho nhiều, giá mua thấp, áp lực cạnh tranh lớn… Song chúng ta có thể hy vọng nửa cuối năm giá bán sẽ tốt hơn khi lượng tồn kho giảm, nhu cầu của các thị trường hồi phục.
Những thách thức mới như căng thẳng Biển Đỏ làm cước vận tải tăng, “thẻ vàng” IUU và thuế chống trợ cấp sẽ làm khó cho DN, nhưng tôi vẫn tin rằng với bản lĩnh vượt khó, kinh nghiệm thương trường và sự linh hoạt, nhạy bén, DN thủy sản Việt Nam sẽ “biến nguy thành cơ”, khai thác và phát triển được các sản phẩm và thị trường phù hợp bối cảnh mới hậu Covid-19, lạm phát và chiến tranh. Và tất nhiên, tôi vẫn hy vọng rằng ngành tôm Việt Nam không bị áp thuế chống trợ cấp, ngành hải sản sẽ được tháo gỡ “thẻ vàng” IUU trong thời gian nhanh nhất.
VASEP cùng cộng đồng DN cam kết sẽ nỗ lực hết mình, chủ động và năng động để đảm bảo chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị ngành thủy sản chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, hướng tới mục tiêu là nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng thủy sản.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, ngành Thủy sản và các DN cần tập trung vào những giải pháp nào, thưa bà?
Về chất lượng sản phẩm, DN và toàn ngành thuỷ sản cần tiếp tục quan tâm, đầu tư và giữ vững thương hiệu chất lượng an toàn của thuỷ sản Việt Nam. Về thị trường, cộng đồng DN thuỷ sản đã có hàng chục năm nỗ lực từ nguyên liệu, tài chính, sản xuất, chứng nhận và chất lượng để thâm nhập các thị trường khó tính nhất như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Tôi hy vọng với sự chung tay của cộng đồng DN và các cơ quan nhà nước, chúng ta sẽ tiếp tục gia tăng ở các thị trường truyền thống và thâm nhập nhiều hơn nữa ở các thị trường đầy tiềm năng như Ấn Độ, Trung Đông, ASEAN....
Về nguồn nguyên liệu, cộng đồng DN và Ban chấp hành Hiệp hội VASEP gần đây đã tiếp tục nhận định và khẳng định rằng, nguyên liệu là vô cùng quan trọng trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản toàn cầu. Chúng ta không chỉ cần có số lượng hàng hoá lớn mà quan trọng là chất lượng nguyên liệu, nguyên liệu hợp pháp với giá thành hợp lý nhất.
Với Chính phủ và các bộ, ngành, VASEP và cộng đồng DN tin tưởng và trông đợi vào sự tiếp tục đồng hành và hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành trong hoạt động cải cách thủ tục hành chính và các hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN và nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN cũng như cho ngành thủy sản.
Hy vọng sự đồng hành, chung vai của Chính phủ và các bộ, ngành sẽ giúp ngành Thủy sản Việt Nam giải quyết được bài toán của từng lĩnh vực ngành hàng như: chất lượng giống tôm, giống cá tra, thức ăn nuôi thủy sản, cải thiện năng suất và giảm giá thành sản xuất…
Với sự nỗ lực, linh hoạt và thích ứng của DN thủy sản và sự đồng hành hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, tôi tin rằng năm 2024, XK thủy sản sẽ cao hơn năm 2023.
Đợt thanh tra về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại Việt Nam lần thứ 5 của EC dự kiến vào tháng 4/2024. Theo bà, các DN thủy sản cần phối hợp thực hiện thế nào để được gỡ “thẻ vàng”, đẩy mạnh XK?
Là khâu cuối trong chuỗi giá trị ngành hải sản, trước hết, DN kiên định với cam kết chống khai thác IUU, nghĩa là: không thu mua, chế biến, XK thủy sản có xuất xứ khai thác IUU, khi đã có những thông tin, bằng chứng xác định nguồn gốc của nguyên liệu khai thác. Để thực hiện được việc này, DN rất mong các công cụ thông tin của Cục Thủy sản, cảng cá, chi cục thủy sản địa phương trao đổi, thông báo, chia sẻ thông tin liên quan đến các tàu cá vi phạm IUU, triển khai công tác xác nhận, chứng nhận nguyên liệu thủy sản khai thác một cách thiết thực, hiệu quả tại các địa phương để DN yên tâm thu mua, chế biến XK sản phẩm.
DN cũng sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chuyên môn để thực hiện và tuân thủ các thủ tục trong việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác, kịp thời phản ánh, chia sẻ thực trạng và những bất cập trong quá trình thực hiện quy trình xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác cũng như những vướng mắc khác.
Ví dụ, một số vấn đề liên quan mà VASEP đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan. Trong đó, VASEP và DN thủy sản xem xét thay đổi quy định trong quy trình xác nhận truy xuất nguồn gốc IUU hiện nay. Đó là, cấp giấy xác nhận khai thác S/C ngay cho chủ hàng khi chủ hàng đã hoàn thành việc bốc dỡ nguyên liệu từ tàu có sự giám sát của nhân viên cảng về chủng loại, khối lượng... tại cảng cá.
Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo xem xét rà soát các quy định kiểm soát an toàn thực phẩm hiện hành của Việt Nam và châu Âu. Theo đó, điều chỉnh, sửa đổi phù hợp quy định kiểm soát an toàn thực phẩm nguyên liệu hải sản khai thác nhập khẩu để chế biến XK vào EU.
Các DN chế biến thủy sản khai thác, đặc biệt là các DN cá ngừ Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn về cả nguyên liệu và thị trường, nên rất trông chờ tính hợp lý, khả thi của các quy định để vừa khắc phục bất cập của “thẻ vàng” IUU, vừa có được dư địa nâng cao năng lực và tận dụng những lợi thế thị trường EU như hiệp định EVFTA mở rộng thị phần...
Xin cảm ơn bà!
顶: 216踩: 23863
【bdltd anh】Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng thuỷ sản
人参与 | 时间:2025-01-25 09:57:42
相关文章
- Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- National Assembly begins important discussion on socio
- NA adopts socio
- Decentralisation makes local Government operate better
- Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- Vietnamese PM attends ASEAN+3 Summit in Bangkok
- Former top navy officer put under investigation
- Transport ministers work towards 'no boundaries or borders' ASEAN: Deputy PM
- Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- Kazakhstani top legislator visits Đà Nẵng
评论专区