Các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam huyện Long Mỹ đã thực hiện nhiều mô hình có hiệu quả,ảithiệnđờisốngphụnữkq cup c1 chau a giúp chị em phụ nữ trên địa bàn ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Thông qua lớp dạy nghề tại địa phương, nhiều chị em phụ nữ ở xã Xà Phiên đã có việc làm ổn định tại cơ sở may Ánh Sáng.
Vui vì công việc ổn định
Về xã Vĩnh Thuận Đông vào buổi trưa sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ nhanh tay xếp vội bó lục bình trên sân. Ở nơi đây, lục bình được xem như một người bạn thân thiết và gắn bó với người dân, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, hơn 1 năm qua, ngoài việc cắt, phơi và bán lục bình khô, chị em phụ nữ Vĩnh Thuận Đông còn tận dụng nguồn hàng có sẵn để tạo ra những sản phẩm đan đát. Cầm trên tay khung lục bình vừa được giao, chị Huỳnh Thị Thảo Nguyên, ở ấp 4, xã Vĩnh Thuận Đông, chia sẻ: “Nhờ đan lục bình mà tôi có thêm thu nhập để phụ giúp gia đình. Mỗi tháng cũng gần 2 triệu đồng, tôi vừa có tiền trang trải cuộc sống lại làm được công việc nhà”.
Theo chia sẻ của những người từng đan đát lục bình, công việc này không khó nhưng đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ mới tạo ra sản phẩm đẹp. Chị Thảo Nguyên là một trong nhiều phụ nữ ở Vĩnh Thuận Đông được tham gia lớp dạy đan đát lục bình miễn phí ở xã. Hiện tại, nguồn hàng và các sản phẩm đan đát khi thành phẩm đều được thương lái đến tận nhà thu mua nên đầu ra ổn định. Đặc biệt, tận dụng nguồn lục bình sẵn có, các chị không cần mua lục bình từ thương lái nên thu nhập cũng cao hơn. Bà Đỗ Thị Giờ, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam xã Vĩnh Thuận Đông, cho biết: “Ngoài đan đát lục bình, địa phương còn vận động và triển khai thực hiện mô hình trồng rau sạch tại gia đình. Do chất lượng tốt nên các chị luôn chủ động được thị trường tiêu thụ sản phẩm, đời sống gia đình ngày càng được ổn định”.
Tiếp tục tạo điều kiện tốt cho chị em
Nếu Vĩnh Thuận Đông có nhiều điều kiện để phát triển mô hình đan đát lục bình hay trồng rau sạch, thì ở xã Xà Phiên lại đẩy mạnh việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho phụ nữ để đáp ứng nhu cầu tại những cơ sở may công nghiệp tại địa phương. Gặp chị Thị Sảnh, ở ấp 4, xã Xà Phiên, làm việc tại cơ sở may Ánh Sáng nằm trên địa bàn, mặc dù đang trò chuyện nhưng chị vẫn miệt mài với từng đường kim mũi chỉ. Chị Thị Sảnh nói: “Thu nhập bình quân hàng tháng cũng trên 3 triệu đồng, tuy không nhiều nhưng đủ lo cho cuộc sống. Làm việc gần nhà tôi có thể chăm sóc cho mẹ già và con nhỏ. Cũng nhờ địa phương mở lớp đào tạo nghề, khi học xong thì được các chị giới thiệu làm tại cơ sở luôn, tôi rất mừng”.
Ở những cơ sở may này đa phần đều không phân biệt trình độ hay lứa tuổi, chỉ cần phụ nữ có qua đào tạo nghề đều được nhận vào làm. Điều này đã góp phần giúp nhiều chị em phụ nữ nghèo trên địa bàn có cơ hội để cải thiện cuộc sống. Chị Huỳnh Cẩm Nhã, ở ấp 2, xã Xà Phiên, làm việc khoảng 2 tháng tại cơ sở may Ánh Sáng, chia sẻ: “Do chưa được đào tạo nghề nên tôi làm thợ phụ với mức lương cũng gần 2 triệu đồng. Tôi hy vọng thời gian tới sẽ được tham gia lớp đào tạo nghề may của địa phương để nâng cao tay nghề và cải thiện thu nhập”. Hiện tại, Hội LHPN Việt Nam xã Xà Phiên cũng đang có kế hoạch phối hợp mở thêm những lớp đào tạo nghề khác phù hợp với nhu cầu thực tế địa phương.
Tính đến nay, trên địa bàn huyện Long Mỹ có hơn 100 chị em phụ nữ tham gia lớp đào tạo nghề được nhận vào làm việc ở những cơ sở may. Dự kiến, Hội LHPN Việt Nam huyện Long Mỹ sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này tại các xã còn lại vào năm sau để giúp giải quyết việc làm cho chị em phụ nữ nông thôn. Bên cạnh đó, thông qua các tổ họp nhóm hàng tháng để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và mong mỏi của chị em. Từ đó, có những định hướng cụ thể, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của hội viên. Địa phương cũng thường xuyên rà soát và nắm lại danh sách hội viên phụ nữ để dễ quản lý và có những kế hoạch phát triển riêng ở từng địa bàn. Bà Đoàn Thị Tuyết Hoa, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam huyện Long Mỹ, cho biết: “Chúng tôi luôn cố gắng tạo mọi điều kiện để giúp chị em phụ nữ trên địa bàn ngày càng có cuộc sống ổn định. Hầu như các phong trào phát động đều được các chị em hưởng ứng và tham gia nhiệt tình. Với ý thức tự vươn lên trong mỗi cá nhân, mong rằng thời gian tới đời sống chị em phụ nữ trên địa bàn huyện Long Mỹ sẽ có những cải thiện theo chiều hướng tích cực”.
Huyện Long Mỹ có trên 13.800 hội viên phụ nữ. Để hưởng ứng kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930-20/10/2017), Hội LHPN Việt Nam huyện Long Mỹ đã ra mắt 2 câu lạc bộ phụ nữ khởi nghiệp ở xã Xà Phiên và Lương Nghĩa. Đồng thời, phát động mô hình chị em phụ nữ tiết kiệm chi tiêu trong gia đình hỗ trợ cán bộ hội có hoàn cảnh khó khăn, tiết kiệm điện giúp đỡ người già neo đơn và trẻ em tàn tật, tổ chức tọa đàm về nâng cao chất lượng hoạt động của các chi, tổ hội,… |
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG