当前位置:首页 > Thể thao

【lịch bdn】Thị trường tín dụng tiêu dùng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân

Kích cầu nội địa,ịtrườngtíndụngtiêudùngchưađápứngđượcnhucầuthựctếcủangườidâlịch bdn phục hồi kinh tế từ tài chính tiêu dùng
Hậu Covid-19, tín dụng tiêu dùng cần được “may đo” phù hợp nhu cầu
Phát triển tín dụng tiêu dùng để đẩy lùi tín dụng đen
Dư địa cho tài chính tiêu dùng còn khá lớn. Ảnh: ST
Dư địa cho tài chính tiêu dùng còn khá lớn. Ảnh: ST

Tại Toạ đàm “Tài chính tiêu dùng – Sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển” được tổ chức vào ngày 25/3 tại Hà Nội, các chuyên gia đều đánh giá, trong những năm qua, hoạt động tài chính tiêu dùng tại Việt Nam có nhiều bước phát triển tích cực về cả khuôn khổ pháp lý, quy mô thị trường, sản phẩm - dịch vụ và hiệu quả hoạt động.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng của BIDV thông tin, dư nợ tín dụng tiêu dùng nói chung đã đạt mức khá cao đạt 1,8 triệu tỷ đồng tới năm 2020, chiếm 20% dư nợ cho vay nền kinh tế. Tính riêng nhóm các công ty tài chính tiêu dùng thì dư nợ đạt khoảng khoảng 130.000 tỷ đồng.

Theo thông tin công bố trên website của riêng 3 công ty lớn nhất thị trường là FE Credit, Home Credit và HD Saison, tổng số lượng khách hàng giao dịch đã lên đến 30 triệu tại 37.000 điểm bán.

Mặc dù vậy, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, thị trường tín dụng tiêu dùng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng tín dụng đen (cho vay bất hợp pháp, lãi suất bất hợp pháp và thu hồi nợ bất hợp pháp) không những không suy giảm, mà còn gia tăng với lãi suất thực tế lên đến hàng trăm % mỗi năm.

Nguyên nhân do tài chính tiêu dùng phát triển rất mạnh, nhưng hành lang pháp lý thì không thay đổi nhiều. Bên cạnh đó, số lượng công ty tài chính trong 10 năm qua gần như không thay đổi, chỉ có 16 công ty tài chính, trong đó nhiều không ty không cho vay tiêu dùng.

Đồng tình với ý kiến này, theo bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), tiêu dùng là động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển sản xuất và tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế. Nhưng mặc dù ngành ngân hàng luôn chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng chính đáng của người dân, doanh nghiệp, thì quá trình cấp tín dụng vẫn gặp khó khăn.

Vì thế, bà Tùng cho biết, trong thời gian tới ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đồng hành và triển khai quyết liệt các giải pháp để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng chính đáng của người dân.

Góp ý một số giải pháp phát triển thị trường tài chính tiêu dùng lành mạnh, bền vững, TS. Cấn Văn lực cho rằng, các cơ quan quản lý cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý. Cùng với đó, các công ty tài chính, cần rà soát, điều chỉnh chiến lược kinh doanh; phát triển mô hình kinh doanh mới phù hợp với xu hướng thị trường trong và sau dịch bệnh.

Đồng thời, vị này cũng kiến nghị cần chú trọng phát triển các nền tảng công nghệ phục vụ cho vay tiêu dùng, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, phối hợp phát triển các mô hình kinh doanh mới (Fintech, cho vay ngang hàng, Mobile Money…)

Cũng về vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) kiến nghị, nâng cao nhận thức người dân là rất quan trọng. Cần phải để người dân gánh chịu rủi ro để tự mình nhận lấy bài học. Chính phủ cần tính đến việc phá sản tư nhân để các khoản nợ được giải quyết. Ngoài ra, cũng phải bảo vệ tổ chức cho vay.

分享到: