VHO - Sáng 2.8,Đặcsắcphầnthitrìnhdiễnnghilễtruyềnthốkeo nha cai bet 188 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức phần thi trình diễn nghi lễ truyền thống.
Mở màn với 4 câu thơ giới thiệu “Hoàng Sa trời nước mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về/ Hoàng Sa mây nước bốn bề/ Tháng Hai khao lề thế lính Hoàng Sa”, đoàn tỉnh Quảng Ngãi biểu diễn trích đoạn Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
Nghệ nhân Trần Công Trọng đến từ huyện Lý Sơn tham gia nghi lễ với vai trò là thầy pháp chia sẻ, mô hình thuyền câu, các phẩm vật tế lễ, hình nhân và các linh vị cai đội Hoàng Sa, cùng với tiếng ốc u được thổi lên từng hồi trầm hùng đã tạo nên một lễ hội đặc trưng, riêng biệt của hòn đảo tiền tiêu.
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa vẫn được cư dân Lý Sơn duy trì đến ngày nay để thể hiện truyền thống yêu nước và khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Khán giả đến xem phần thi trình diễn nghi lễ các dân tộc đã có cơ hội trải nghiệm đa sắc màu các nghi lễ, phong tục văn hóa độc đáo của các địa phương. Các nghệ nhân Bắc Giang đã tái hiện tục mừng sinh nhật cho những người cao tuổi (tiếng Nùng là “Tày Khoăn”).
Nghệ sĩ ưu tú Chu Thị Hồng Vân chia sẻ, lễ mừng sinh nhật thường được tổ chức cho những người đã lên chức ông bà, có con cháu đề huề.
Theo phong tục, ngày sinh nhật chính là ngày con cái thể hiện sự báo hiếu ông bà, cha, mẹ. Tục truyền thống này thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Đây cũng là nét riêng trong văn hóa của dân tộc Nùng ở Bắc Giang.
Đến với hội thi với mục tiêu lan tỏa tình yêu dân ca quan họ, đoàn tỉnh Bắc Ninh đã trình diễn những điệu hò mượt mà, đằm thắm của các liền anh, liền chị. Cái tình của người quan họ đã thấm đẫm trong từng câu dân ca và lan tỏa trong trái tim mỗi người con Bắc Ninh.
Chị Đào Thúy Miền, Phó Trưởng đoàn tỉnh Bắc Ninh cho biết, 20 nghệ sĩ đã tích cực tập luyện và trình diễn tại hội thi để khẳng định dân ca quan họ Bắc Ninh đang được gìn giữ và phát triển mạnh mẽ để xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận công nhận.
Phần thi trình diễn các nghi lễ truyền thống còn có những màn tái hiện các nghi lễ đặc sắc như: Lễ cưới truyền thống của đồng bào Chăm Islam ở tỉnh An Giang; Lễ ăn cơm mới của người Ê đê ở tỉnh Đăk Lăk; Lễ ăn hỏi của người Thái ở tỉnh Điện Biên; Lễ cúng nhà rông của đồng bào Gia Rai, Bahnar ở tỉnh Gia Lai; Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào dân tộc S’tiêng ở tỉnh Bình Phước…
Các nghi lễ đều mang đậm màu sắc tâm linh, phản ánh đời sống tinh thần phong phú, tính thẩm mỹ cao với những điệu múa, bài dân ca được lưu truyền nhiều đời nay của các dân tộc.
Tham gia trình diễn nghi lễ truyền thống có 12 đoàn thuộc các tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ngãi, An Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Phước, Đắk Lắk, Điện Biên, Gia Lai, Hải Dương, Hòa Bình, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa.
Nhiều nghi thức, phong tục truyền thống được tái hiện bởi các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên đại diện cho nhiều thành phần dân tộc của các địa phương.
Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Nguyễn Quốc Huy cho biết, các đoàn đã có sự chuẩn bị chu đáo, tái hiện lại các nghi lễ truyền thống rất đặc sắc, độc đáo, mang dấu ấn riêng của từng dân tộc, địa phương.
Qua đó, cho thấy các địa phương đã chú trọng bảo tồn, gìn giữ và phát huy rất tốt các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống...
Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục duy trì việc tổ chức thường niên hội thi để các nghệ nhân, nghệ sĩ có dịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, sưu tầm, sáng tạo trong lao động nghệ thuật. Từ đó, góp phần giữ gìn và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc.