当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【xem truc tuyen bong da】Thị trường chứng khoán: Còn nhiều việc phải làm để được nâng hạng

thi truong chung khoan con nhieu viec phai lam de duoc nang hang

Thị trường Việt Nam đã có nhiều cải thiện tích cực,ịtrườngchứngkhoánCònnhiềuviệcphảilàmđểđượcnânghạxem truc tuyen bong da nhưng vẫn còn một số tiêu chí chưa đạt yêu cầu để được nâng hạng. Ảnh: N.Hiền.

Ông Valentin Laiseca – Phụ trách thị trường Đông Nam Á, MSCI, cho biết, hiện MSCI đang quan tâm đến thị trường ASEAN, trong đó có Việt Nam do thị trường này chưa được đánh giá đúng mức về nhân khẩu học, tiềm năng tăng trưởng… Theo đó, thời gian qua thị trường Việt Nam đã có cải thiện tích cực ở một số tiêu chí, về mặt lý thuyết thì thị trường Việt Nam đã đủ điều kiện để được nâng hạng nhưng còn sơ khai, chưa đảm bảo được yếu tố an toàn và bền vững. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam lại có ưu điểm chính là thể chế khá ổn định.

Cụ thể, ông Valentin Laiseca đánh giá, về cơ bản thị trường Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về thanh khoản để nâng hạng từ sơ khai lên nhóm mới nổi. Khi xem xét 14 DN lớn nhất trên thị trường Việt Nam, MSCI nhận thấy các DN này đáp ứng tốt yêu cầu vốn hóa, thanh khoản nhưng chỉ có 4 DN trong số này đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ free float (tỷ lệ cổ phiếu sẵn sàng giao dịch) và điều này cần được cải thiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Việt Nam cần cải thiện chỉ số về giới hạn tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài và quyền bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Ông Valentin Laiseca cũng cho hay, việc tự do lưu chuyển vốn vào và vốn ra trên thị trường tiền tệ, tỷ giá đối với nhà đầu tư nước ngoài còn khó khăn. Dù việc đăng ký giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đã giảm nhiều thủ tục nhưng quy định yêu cầu nhà đầu tư phải dịch ra tiếng Việt, gây ra khó khăn không nhỏ. Thêm vào đó, việc công bố thông tin cũng như các quy định của thị trường không có thông tin bằng tiếng Anh gây bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Trước những đánh giá của MSCI, bà Trần Anh Đào, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM khẳng định, thị trường chứng khoán Việt Nam đã sẵn sàng để được nâng hạng và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán cùng các Sở giao dịch đã chuẩn bị cho những thay đổi khi được nâng hạng. Cụ thể, theo bà Đào, trong những tiêu chí mà MSCI yêu cầu để nâng hạng, tổng quan thị trường Việt Nam đã cải thiện về thanh khoản và việc DN niêm yết mới. Từ đầu năm đến nay đã có 27 công ty niêm yết mới, trong đó có nhiều DN lớn như VietJet, VPBank… và từ nay đến cuối năm sẽ còn có thêm nhiều DN niêm yết mới. Vốn hóa thị trường từ đầu năm đến nay cũng đã tăng 41%, đạt 92 tỷ USD; khối lượng giao dịch hằng ngày tăng 43% so với cùng kỳ năm trước, đạt 100-150 triệu cổ phiếu/ngày. Về tỷ lệ free float, theo thống kê của HOSE tỷ lệ này cho toàn thị trường là 31%, đây là tỷ lệ không thấp nhưng tỷ lệ của riêng VN30 thì còn thấp (19%) bởi nhiều lý do riêng.

Bà Đào cũng khẳng định, quyền sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài đã có nhiều cải thiện. Đã có khoảng 17 DN nới room lên 100% cho nhà đầu tư nước ngoài, nhưng trên thực tế tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các DN này vẫn còn thấp dưới 49% và chỉ khoảng 3 DN đạt trên 50%. Bà Đào cũng thừa nhận, nhiều DN còn ngần ngại trong việc nới room do những e ngại về việc bị thâu tóm hoặc do thời gian thực hiện việc nới room còn kéo dài. Vấn đề công bố thông tin bằng tiếng Anh cũng đã có cải thiện lớn với 70 công ty đã công bố thông tin song ngữ, tăng đáng kể so với con số 45 công ty trong năm 2016. Thủ tục để mở tài khoản cho nhà đầu tư nước ngoài cũng đã được đơn giản hóa, từ đầu năm đến nay, số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài mở mới đã tăng 17%.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Hải, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn PAN lại chỉ ra những khó khăn trong việc cởi bỏ tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các DN niêm yết của Việt Nam. Theo đó, trước tiên là việc công ty đó có sẵn lòng mở room hay không. Trong nhiều trường hợp, các DN sợ mất quyền kiểm soát khi mở room. Tiếp đến là các vấn đề về khung pháp lý. Mặc dù Nghị định 60 đã quy định về việc nới room, nhưng việc thực hiện trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn. Ví dụ như có quá nhiều ngành nghề, đặc biệt là những ngành nhạy cảm bị hạn chế cho nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, muốn nới room, DN cần phải xem lĩnh vực hoạt động của mình có thuộc ngành nhạy cảm hay không. Trong trường hợp công ty không bị vướng vào các ngành kinh doanh nhạy cảm và thực hiện nới room, một vấn đề mới sẽ phát sinh đó là công ty đó sẽ bị xem là DN nước ngoài. Trong khi luật quy định nhà đầu tư nước ngoài không thể đầu tư vào các công ty niêm yết với tỷ lệ quá lớn mà phải mở nhiều tài khoản để đầu tư.

Liên quan đến việc công bố báo cáo theo chuẩn quốc tế, ông Hải cũng cho biết, nếu chuyển sang chuẩn quốc tế thì chi phí rất đắt do phải thuê các nhà kế toán đạt chuẩn, phải nâng cấp hệ thống phần mềm kế toán quốc tế…

Ông Valentin Laiseca - Phụ trách thị trường Đông Nam Á, MSCI:

Tháng 6 hàng năm là thời điểm MSCI đưa ra các quyết định về việc nâng hạng thị trường hoặc đưa một thị trường vào danh sách đánh giá. Theo đó, khi được đưa vào danh sách đánh giá, MSCI sẽ tiến hành tham vấn các nhà đầu tư để nhận được những phản hồi của họ. Việc tham vấn này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 1 năm rồi mới đưa ra quyết định. Do đó, trong trường hợp tốt nhất, Việt Nam có thể được đưa vào danh sách đánh giá vào tháng 6/2019 và được nâng hạng vào năm 2020. MSCI chỉ đưa ra quyết định khi biết chắc tất cả cải cách tại một thị trường không bị thay đổi sau đó nữa và các quyết định này phụ thuộc hoàn toàn vào những phản hồi của nhà đầu tư. Quy trình này được MSCI thực hiện nhất quán trên toàn thế giới. Nếu không có những phản hồi tích cực, sẽ không có quyết định nào được đưa ra.

分享到: