ASEAN đang trở thành một thỏi nam châm thu hút FDI từ các nước Vùng Vịnh. Ảnh minh họa: Getty Images Ông Gyorgy Busztin,đónnhiềucơhộimớitừTrungĐômelbourne victory – melbourne city Giáo sư tại Viện Trung Đông, Đại học Quốc gia Singapore lý giải rằng tính tương thích, sự ổn định chính trị, kết hợp với sự hiện diện của một lực lượng lao động lớn, trẻ và được đào tạo chuyên sâu của ASEAN là những yếu tố chính thu hút các quốc gia vùng Vịnh tìm đến khu vực này, trong đó đáng chú ý nhất là Indonesia và Singapore. Cuối năm ngoái, Chính phủ Indonesia thông báo đã nhận được các cam kết đầu tư trị giá 32,7 tỷ USD từ các doanh nghiệp của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như sản xuất và phân phối vaccine. Giáo sư Busztin cho rằng “Indonesia là một trường hợp rất điển hình về việc ASEAN đang trở thành một thỏi nam châm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các quốc gia vùng Vịnh ”. Trong khi đó, Singapore với những thế mạnh về công nghệ đã thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp mong muốn mở rộng ra ngoài khu vực Trung Đông như một trong những điểm đến quan trọng để khám phá cơ hội và làm cơ sở để tiến vào khu vực ASEAN rộng lớn hơn, do có vị trí chiến lược và dễ dàng tiếp cận từ Trung Đông. “Những sở trường của Singapore sẽ có lợi cho sự phát triển ở Vùng Vịnh và đồng thời, có thể tăng cường hợp tác giữa Vùng Vịnh và Đông Nam Á trong các lĩnh vực từ trí tuệ nhân tạo (AI) đến Internet vạn vật (IoT) và thành phố thông minh”, ông Alessandro Arduino, một thành viên khác của Đại học Quốc gia Singapore cho biết thêm. Tận dụng thế mạnh của ASEAN Quan hệ kinh tế giữa Trung Đông và ASEAN đã tăng cường đáng kể kể từ khi Tầm nhìn chung ASEAN - GCC (Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh) đầu tiên được thông qua vào năm 2009. Đến năm 2019, hai khối tiếp tục nhất trí hoàn tất Khung hợp tác ASEAN - GCC giai đoạn 2020 - 2024 để thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thành phố thông minh, năng lượng, kết nối, nông nghiệp và các sản phẩm Halal (những sản phẩm mà người Hồi giáo được phép ăn uống hoặc sử dụng). Quan hệ đối tác song phương giữa các nước cũng tăng lên, điển hình như Quan hệ Đối tác Toàn diện Singapore - UAE (2019) và Biên bản ghi nhớ của Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MIDA) với Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Qatar (2019)… Bà Heidi Toribio, quan chức cấp cao phụ trách khu vực châu Á tại ngân hàng Standard Chartered, cho biết: “Khi các quốc gia ở Trung Đông đa dạng hóa sang các lĩnh vực phi dầu mỏ mới, ASEAN đang nổi lên như một điểm đến thương mại và đầu tư quan trọng”. Năm 2020, đầu tư từ Trung Đông vào ASEAN đạt 700 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2017. Chỉ trong 3 quý đầu năm 2021, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Đông vào ASEAN đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ một năm trước đó, đạt giá trị 52 tỷ USD. Theo một cuộc khảo sát về các công ty Trung Đông của Standard Chartered và PricewaterhouseCoopers, 82% doanh nghiệp Trung Đông được hỏi kỳ vọng doanh thu ở ASEAN sẽ tăng trưởng hơn 10% trong năm nay. Các doanh nghiệp này cho rằng các tiềm năng từ việc tiếp cận thị trường tiêu dùng rộng lớn và đang phát triển của ASEAN, khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu từ ASEAN thông qua mạng lưới các Hiệp định Thương mại Tự do, và sự đa dạng hóa sản phẩm sản xuất là những lý do chính khiến họ quan tâm đến khu vực này. Đáng chú ý, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kỳ vọng sẽ thu hút nhiều đầu tư hơn vào khu vực này, với tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đều đồng ý rằng việc phê chuẩn thỏa thuận sẽ dẫn đến nhiều khoản đầu tư hơn nữa từ các công ty của họ. Gần 70% cho biết họ dự kiến sẽ tăng đầu tư hơn 50% vào ASEAN trong vòng từ 3-5 năm tới. Tìm kiếm cơ hội phát triển mới Theo phân tích của Standard Chartered, 5 lĩnh vực được dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai của hành lang Trung Đông-ASEAN là lọc và hóa dầu; cơ sở hạ tầng và bất động sản; năng lượng tái tạo; bán lẻ và hàng tiêu dùng; và cơ sở hạ tầng và dịch vụ kỹ thuật số. Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi việc tiêu thụ nhiên liệu và hóa dầu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ ở ASEAN, do nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp tăng cao. Để giải quyết các lo ngại về an ninh năng lượng, khu vực hiện cũng đang tập trung vào việc thúc đẩy năng lực sản xuất nội vùng bằng cách xây dựng các cơ sở lọc và hóa dầu tích hợp. Tương tự, những tiến bộ kinh tế và xã hội nhanh chóng đã thúc đẩy nhu cầu cơ sở hạ tầng của ASEAN. Đặc biệt, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng giao thông cũng như hậu cần và bất động sản công nghiệp dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng, “tạo ra cơ hội đầu tư và kinh doanh mới cho các công ty Trung Đông”. Song song đó, nhu cầu về các giải pháp kỹ thuật số và hỗ trợ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số được kỳ vọng sẽ tăng trưởng đáng kể. Trên thực tế, các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ trong khu vực và ngày càng thu hút vốn từ các công ty đầu tư hàng đầu trên toàn cầu, trong đó có nhiều công ty đến từ Trung Đông. TỐ QUYÊN (Tổng hợp & lược dịch từ The Business Times) |