【kết quả cup fa】Ngân hàng Nhà nước mua Ngân hàng Xây dựng với giá 0 đồng

VNCB

Chấm dứt toàn bộ quyền,ânhàngNhànướcmuaNgânhàngXâydựngvớigiáđồkết quả cup fa lợi ích của cổ đông VNCB

Theo thông cáo, ngày 31/1/2015, Đại hội đồng cổ đông bất thường của VNCB đã được tổ chức tại Hội trường Thống nhất - UBND tỉnh Long An để thông báo công khai về kết quả kiểm toán độc lập về thực trạng tài chính, giá trị thực và vốn điều lệ của ngân hàng và thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Đại hội đồng cổ đông quyết nghị không thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng bằng mức vốn pháp định.

Trước tình hình đó, căn cứ Luật các tổ chức tín dụng (TCTD), Quyết định số 48 ngày 1/8/2013 về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông VNCB, NHNN đã tuyên bố quyết định sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của VNCB với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần.

Theo cách này, NHNN trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của VNCB, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông đối với các cổ đông hiện hữu của VNCB.

Hai lần tái cơ cấu trong 2 năm

Là một ngân hàng nhỏ trên hệ thống ngân hàng, VNCB ra mắt tháng 5/2013 trên cơ sở đổi tên từ Ngân hàng TMCP Đại Tín. Trước đó, Đại Tín cũng là ngân hàng yếu kém đã trải qua tái cơ cấu. Ngay sau lễ công bố ra mắt, ngân hàng Xây dựng đã ký kết hợp tác với 2 ngân hàng thương mại nhà nước lớn là BIDV và Agribank về việc triển khai hỗ trợ tín dụng đối với các chương trình nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp. VNCB sau đó đã công bố khá rầm rộ về gói cho vay 50.000 tỷ hỗ trợ thị trường bất động sản do ngân hàng này liên kết với một số ngân hàng và công ty xây dựng khác.

Đến tháng 7/2014, cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam và khởi tố đối với nguyên chủ tịch HĐQT VNCB Phạm Công Danh, nguyên Tổng giám đốc Phan Thành Mai và ông Mai Hữu Khương, nguyên giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn. Đầu tháng 12, cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố bổ sung tội danh “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các TCTD” đối với bị can Phạm Công Danh, Phan Thành Mai và Mai Hữu Khương.

Để hỗ trợ VNCB hoạt động sau đó, ngân hàng Vietcombank đã cử cán bộ sang tham gia công tác quản trị, điều hành VNCB. Mặc dù có một số ý kiến nhận định về khả năng VNCB sáp nhập với một ngân hàng thương mại khác, tuy nhiên các khả năng này đã không thành sự thật.

Quyền và lợi ích của người gửi tiền được đảm bảo

Như vậy, việc NHNN mua lại VNCB là trường hợp đầu tiên được thực hiện theo Quyết định 48/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt. Theo Quyết định, Thống đốc NHNN quyết định việc chỉ định TCTD tham gia góp vốn, mua cổ phần hoặc trực tiếp tham gia góp vốn, mua cổ phần trong trường hợp TCTD khác không đáp ứng được các điều kiện về tài chính, an toàn, kiểm soát, quản trị được quy định.

TCTD được kiểm soát đặc biệt được góp vốn, mua cổ phần bắt buộc trong trường hợp không thực hiện được các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 149 Luật các TCTD hoặc khi NHNN xác định số lỗ lũy kế của TCTD đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của TCTD được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của TCTD được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống TCTD theo Khoản 3 Điều 149 Luật các TCTD.

Tháng 8/2013, trả lời câu hỏi của PV TBTCVN liên quan đến Quyết định 48, ông Vũ Đức Đam (lúc đó là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) cho biết nguy cơ mất an toàn của hệ thống ngân hàng buộc chúng ta phải tập trung tái cơ cấu 3 lĩnh vực, trong đó có tái cơ cấu các TCTD. Trong quá trình chấn chỉnh đó, có biện pháp là đưa ngân hàng yếu kém vào giám sát đặc biệt và có việc tái cơ cấu vốn sở hữu kèm theo điều kiện giám sát.

“Việc làm đó với mục tiêu lớn là củng cố hệ thống ngân hàng, không để đổ vỡ hệ thống nhưng không có nghĩa là Chính phủ áp đặt để quốc hữu hóa, lấy tài sản của cá nhân đưa vào Nhà nước. Đây là chủ trương rất nhất quán”, ông Vũ Đức Đam nói.

Thông cáo của NHNN cho biết, với việc NHNN nắm quyền sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và Ngân hàng TMCP Ngoại thương tham gia quản trị, điều hành VNCB, VNCB có điều kiện thuận lợi hơn trong việc triển khai thành công phương án tái cơ cấu được duyệt và phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng an toàn, hiệu quả hơn. Đồng thời, các quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại VNCB sẽ tiếp tục được đảm bảo theo quy định của pháp luật./.

H.Y

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
下一篇:Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20