TheảiquanTPHCMkíkếtquychếphốihợpvớicơquankiểmtrachuyênngàdanh sach vua pha luoi ngoai hang anho đó, Cục Hải quan TP. HCM kí kết với: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 3; Công ty TNHH Giám định Vinacontrol TP.HCM; Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Nam; Viện Y tế công cộng TP.HCM; Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy (Vietcert); Trung tâm Chất lượng Nông lâm Thủy sản Vùng IV; Công ty SGS Việt Nam; Công ty cổ phần Giám định và Khử trùng FCC; Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và Cơ quan Thú y vùng 6.
Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng, thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơ quan Hải quan đang nỗ lực cải cách thủ tục, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa cho DN. Việc kí kết quy chế phối hợp với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành nhằm phối hợp chặt chẽ, nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu, tháo gỡ, giải quyết ngay các vướng mắc phát sinh… tạo thuận lợi tối đa cho hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp.
Quy chế quy định cụ thể trách hiệm của mỗi bên. Đối với cơ quan kiểm tra chuyên ngành, có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành cho chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật Hải quan 2014. Việc thông báo này có thể bằng hình thức văn bản hoặc bằng email/ fax hoặc tin nhắn SMS cho cán bộ phụ trách kiểm tra chuyên ngành tại chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai.
Trong thời hạn tối đa 10 ngày (trừ quy định riêng tại một số luật chuyên ngành) kể từ ngày thực hiện kiểm tra, lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành đối với lô hàng nhập khẩu theo đăng ký của doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật về kiểm tra chuyên ngành có quy định khác hoặc tùy thuộc vào phương pháp lấy mẫu kiểm tra/ thử nghiệm đặc thù của hàng hóa, cơ quan kiểm tra chuyên ngành có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành cho chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Quá thời hạn nêu trên mà cơ quan kiểm tra chuyên ngành chưa có kết quả kiểm tra chuyên ngành thì phải có văn bản nêu rõ lý do gửi chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai để theo dõi, phối hợp.
Đối với các trường hợp doanh nghiệp không xuất trình hàng hóa để cơ quan kiểm tra chuyên ngành tiến hành kiểm tra, hàng hóa nhập khẩu không đạt yêu cầu về chất lượng hoặc địa điểm bảo quản hàng hóa không đúng với địa điểm đăng ký với cơ quan Hải quan thì cơ quan kiểm tra chuyên ngành thông báo ngay với chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai bằng văn bản để kịp thời có các biện pháp phối hợp xử lý.
Vào ngày 5 mỗi tháng, cơ quan kiểm tra chuyên ngành lập danh sách các lô hàng đăng ký kiểm tra chuyên ngành phát sinh trong tháng trước liền kề tại đơn vị mình gửi Cục Hải quan TP. HCM để thông báo đến các chi cục hải quan trực thuộc.
Đối với cơ quan Hải quan, chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc tạm giải tỏa hàng hóa (đối với trường hợp hàng hóa được yêu cầu đưa về địa điểm khác ngoài cửa khẩu) theo văn bản đề nghị của người khai hải quan hoặc đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Thông báo cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành những trường hợp quá hạn theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC mà chưa nhận được thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành để phối hợp kiểm tra.
Kịp thời trao đổi thông tin, phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền liên quan đến việc triển khai thực hiện Quy chế phối hợp này thông qua đầu mối Tổ công tác của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
Hàng tháng Cục Hải quan TP.HCM sẽ cung cấp danh sách doanh nghiệp vi phạm chính sách cho mang hàng về bảo quản để cơ quan kiểm tra chuyên ngành có thông tin về sự tuân thủ Luật Hải quan của doanh nghiệp làm cơ sở xem xét quyết định địa điểm kiểm tra chuyên ngành.
Riêng đối với việc thực hiện kiểm dịch được thực hiện tại cửa khẩu. Trường hợp cơ quan kiểm dịch cho phép đưa về các địa điểm kiểm dịch trong nội địa theo quy định của pháp luật để kiểm dịch thì thực hiện theo ý kiến của cơ quan kiểm dịch thể hiện qua Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy vận chuyển hàng hóa kiểm dịch động vật ( Giấy vận chuyển sản phẩm thủy sản về nơi các ly, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nhập khẩu vận chuyển về nơi cách ly kiểm dịch).
Tại buổi kí kết, các cơ quan kiểm tra chuyên ngành cho biết, sẽ phối hợp với Cục Hải quan TP.HCM thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp, rút ngắn thời gian kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu./.