【soi kèo bóng đá plus】Cách tính nợ công dựa trên quy định của Luật Quản lý nợ công

[Ngoại Hạng Anh] 时间:2025-01-11 23:41:41 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:20次

trang 6

98% vốn vay công sử dụng cho các dự án hạ tầng.

Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Trương Hùng Long khẳng định,áchtínhnợcôngdựatrênquyđịnhcủaLuậtQuảnlýnợcôsoi kèo bóng đá plus Luật Quản lý nợ công (QLNC) hiện nay đang theo các thông lệ quốc tế và được các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á chấp nhận. Các tiêu chí để tính nợ công đều theo luật này. Hơn nữa trên thế giới, không có sự thống nhất về cách xác định phạm vi nợ công.

98% vốn vay công sử dụng cho các dự án hạ tầng

Theo báo cáo của Chính phủ, trong giai đoạn 2011 - 2015 huy động vốn vay công với khối lượng khoảng 2.488 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 14% GDP, chiếm 44% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (bình quân tăng 15%/năm). Tính trên tổng khối lượng huy động vốn vay công, vốn vay của Chính phủ chiếm 76,1% (bình quân 379 nghìn tỷ đồng/năm); bảo lãnh chính phủ chiếm 19,7% (bình quân khoảng 98 nghìn tỷ đồng/năm) và vay của chính quyền địa phương chiếm 4,2% (khoảng 21 nghìn tỷ đồng/năm).

Số vốn vay này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội, các chỉ tiêu cân đối kinh tế vĩ mô và NSNN đã được Quốc hội quyết định trong 5 năm và hàng năm.

Theo thống kê, 98% vốn vay công được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng, góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội đồng bộ, thay đổi căn bản về năng lực của các hệ thống này ở cấp quốc gia, vùng và lãnh thổ, góp phần quan trọng vào cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trong những năm qua.

Về huy động vốn vay của Chính phủ, các khoản vay của Chính phủ chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước và vay ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài, đảm bảo nguyên tắc vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng.

Với nỗ lực của Việt Nam và sự ủng hộ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, Việt Nam đã tích cực vận động, đẩy nhanh tiến độ giải ngân ODA, vay ưu đãi nước ngoài (số vốn vay giai đoạn 2011 – 2015 đạt 28 tỷ USD và rút ngắn tốc độ giải ngân bình quân 10 năm xuống còn 5 năm).

Giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài 5 năm chiếm khoảng 2,8% GDP, bằng 8,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trên 49% tổng vốn đầu tư từ NSNN.

Tính đến cuối năm 2015, nợ nước ngoài chiếm 43% danh mục nợ chính phủ, trên 94% trị giá là các khoản vay ODA, vay ưu đãi có kỳ hạn dài, lãi suất thấp, quy mô huy động tương đối ổn định (tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn khoảng 12%/năm). Lãi suất bình quân gia quyền danh mục nợ nước ngoài của chính phủ là 2,2%/năm và thời gian đáo hạn bình quân là 12,4 năm. Các khoản vay lãi suất cố định chiếm 90% tổng trị giá nợ nước ngoài của Chính phủ, nên rủi ro lãi suất ở mức độ vừa phải.

Chưa có “quy tắc” chung

PGS.TS Lê Xuân Trường (Học viện Tài chính) cho rằng, Luật QLNC đã quy định rõ các tiêu chí để tính toán nợ công. Theo thông lệ quốc tế, để xác định ngưỡng an toàn của nợ công người ta thường sử dụng 2 tiêu chí là tỷ lệ % nợ công so với GDP và số nợ công tính theo đầu người.

“Ngoài chỉ tiêu tỷ lệ % so với GDP, Luật QLNC của Việt Nam còn quy định 3 chỉ tiêu khác đánh giá nợ công là: Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP; trả nợ chính phủ so với tổng thu ngân sách; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Về cơ bản, những chỉ tiêu này đã phản ánh khá tốt mức độ an toàn của nợ công ở Việt Nam”, ông Trường nhận định.

Theo ông Trương Hùng Long, thực tế trên thế giới, không có sự thống nhất về cách xác định phạm vi nợ công mà tùy thuộc vào năng lực quản lý của từng đất nước, tính chất của các cấu phần nợ công và bản chất của tổ chức thuộc khu vực công theo quy định của pháp luật từng quốc gia.

Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại nhận xét, Luật QLNC hiện hành của Việt Nam cũng có những khác biệt nhất định, chủ yếu xét trên phương diện chủ thể vay nợ.

Chính phủ thống kê đầy đủ các khoản nợ công theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện còn có một số điểm chưa phù hợp về cách tính toán nợ công.

Ví dụ như, toàn bộ các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh và vay nước ngoài về cho vay lại được tính 100% vào nợ công trong khi các khoản nợ này không phải là nợ trực tiếp của Chính phủ mà là nghĩa vụ nợ dự phòng. Các khoản nợ này chỉ tạo nên nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ khi xảy ra sự kiện đối tượng được bảo lãnh hoặc đối tượng vay lại vốn vay của nước ngoài của Chính phủ không thể hoàn trả vốn vay.

Hay việc đang tính cả các khoản nợ vay từ các quỹ có tính chất ngân sách vào nợ công (vay tồn ngân kho bạc). Thông lệ quốc tế không tính các khoản nợ này vào nợ công.

Cần thống nhất đầu mối về quản lý nợ công

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện còn một số bất cập trong phân định chức năng nhiệm vụ quản lý nợ công giữa các cơ quan. Điều này dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý, từ khâu huy động vốn vay, phân bổ sử dụng và quản lý sử dụng vốn vay nợ công cũng như trong công tác thống kê, báo cáo về nợ công.

Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, thực tế, đây là vấn đề liên quan đến không chỉ các quy định tại Luật QLNC hiện nay mà còn trong rất nhiều luật, nghị định khác nhau.

Chính phủ đã báo cáo Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và 2017 nội dung soạn thảo Luật QLNC sửa đổi và thời gian qua đã chỉ đạo Bộ Tài chính tiến hành tổng kết 6 năm thực hiện Luật QLNC.

Yêu cầu đặt ra hiện nay là cần thống nhất chức năng quản lý nợ công vào một đầu mối để đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước, phù hợp với chức năng nhiệm vụ và đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nợ công.

Hiện nay, Bộ Tài chính cùng các cơ quan trong quá trình soạn thảo Luật QLNC sửa đổi sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá và có những kiến nghị sửa đổi phù hợp do các quy định có liên quan đến quản lý nợ công còn nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

Đức Minh

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接