Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật,ủaCơsởdữliệuquốcgiavềphpluậcúp quốc gia đan mạch Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về việc rà soát, cập nhật, khai thác, sử dụng văn bản pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Tại hội nghị, nhiều giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao vai trò của Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật trong hoạt động của doanh nghiệp đã được đưa ra thảo luận. Phóng viên Báo Hậu Giang ghi nhận ý kiến của một số đại biểu tại hội nghị.
Ông Hà Huy Phong, Giám đốc Công ty Luật TNHH Inteco:
Cần bổ sung nhiều loại văn bản pháp luật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
- Hiện nay, vai trò của các văn bản chỉ đạo, điều hành có tính chất luật là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ là thiếu sót nếu Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật không chứa đựng các văn bản này.
Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan thuế, kế hoạch và đầu tư, hải quan… đã ban hành rất nhiều văn bản giải thích, hướng dẫn một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) chưa rõ hoặc còn gây tranh cãi. Đây là nguồn rất lớn của pháp luật, tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy, hầu hết các văn bản như vậy lại được đăng tải rải rác ở hệ thống cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành hoặc thậm chí không công khai đăng tải nên cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư không tiếp cận được. Chính sự không công khai, minh bạch như vậy sẽ dẫn đến một số hệ lụy đối với môi trường đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp; dễ xảy ra tình trạng văn bản hướng dẫn thi hành cùng một quy phạm nhưng có mâu thuẫn với nhau, cách giải thích và hướng dẫn áp dụng khác nhau, văn bản được ban hành chỉ phục vụ riêng cho một bộ phận thiểu số doanh nghiệp mà trái với lợi ích chung….
Vì vậy, chúng tôi cho rằng, đã là văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành, không phân biệt là văn bản quy phạm hay văn bản hành chính, từ Trung ương đến địa phương đều cần được đăng tải công khai và minh bạch trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Ông Trần Văn Độ, Trưởng Văn phòng Luật sư Hữu Nhân:
Doanh nghiệp rất cần nguồn thông tin chính thống
Trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển nhanh, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng trên thế giới, vì vậy nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật của doanh nghiệp là rất lớn. Trong quá trình đó, doanh nghiệp thường rất quan tâm các vấn đề về hải quan, phí và lệ phí, môi trường… Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hoạt động thông tin pháp lý cho doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, việc cập nhật, thông tin pháp luật một cách kịp thời, có hệ thống sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nắm bắt, tuân thủ và thực thi pháp luật một cách chính xác, hiệu quả. Thực tế đối với một số doanh nghiệp ở Hậu Giang hiện nay vẫn còn hạn chế về thông tin pháp luật, đặc biệt là trong việc xây dựng hợp đồng kinh tế vẫn còn tình trạng áp dụng các văn bản chưa rõ ràng hoặc đã hết hiệu lực, dẫn đến khi phát sinh tranh chấp, doanh nghiệp rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, việc có được nguồn cung cấp các văn bản QPPL chính thống từ phía cơ quan nhà nước sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tra cứu và sử dụng, đây chính là mong muốn của phần lớn doanh nghiệp hiện nay.
Ông Trần Chí Tâm, Phó Chánh Văn phòng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp:
Công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL trong đầu tư, kinh doanh luôn được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, từ đầu năm đến nay, Cục Kiểm tra văn bản QPPL đã tiến hành kiểm tra 2.365 văn bản. Qua đó, phát hiện 11 văn bản trái pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư, kinh doanh. Sau khi phát hiện có văn bản sai sót, cục đã kiến nghị với Bộ Tư pháp tiến hành trao đổi, thảo luận với các cơ quan, đơn vị liên quan, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, trên cơ sở đó có quyết định xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đã chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra và xử lý các văn bản quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh do các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố ban hành chưa đúng thẩm quyền. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện 29 văn bản của các bộ và địa phương có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật và đã đề xuất hướng xử lý đối với các văn bản này.
Thời gian tới, đối với công tác kiểm tra, rà soát các văn bản QPPL trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, Bộ Tư pháp đề ra một số giải pháp để công tác này đạt hiệu quả cao như: Đẩy mạnh việc tự kiểm tra văn bản QPPL về đầu tư, kinh doanh; tiến hành kiểm điểm, xác định trách nhiệm, cá nhân, tập thể trong việc soạn thảo, thẩm định, thông qua các văn bản có nội dung trái pháp luật; kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra văn bản với theo dõi thi hành pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, đồng thời cần quan tâm hơn nữa việc thu hút các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình soạn thảo, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
Theo quy định tại Nghị định 52/2015 của Chính phủ, Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật là tập hợp tất cả các văn bản QPPL và văn bản hợp nhất văn bản QPPL dưới dạng văn bản điện tử do Chính phủ thống nhất quản lý.
Hiện tại, cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được đăng tải trên trang thông tin điện tử http://www.vbpl.vn, do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng và vận hành.
ĐÌNH BẢO ghi nhận
顶: 13743踩: 114
【cúp quốc gia đan mạch】Nâng cao vai trò của Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
人参与 | 时间:2025-01-25 11:49:45
相关文章
- TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- Khởi công công trình văn hóa, thể thao tại Giáo xứ An Khương
- Dự báo thời tiết 10 ngày tới (30/9
- Vườn của má
- Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- Phước Long sẵn sàng đón khách mùa lễ hội
- Tranh cổ động nhân 50 năm Chiến thắng Hà Nội
- Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước về nguồn
- Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- Nét đẹp nghề đan lát của đồng bào Khmer
评论专区