Empire777Empire777

【kết quả bóng đá giao hữu châu á】Tái cơ cấu DNNN: Vướng từ chính các quy định đặc thù

tai co cau dnnn vuong tu chinh cac quy dinh dac thu

Tiền thu từ CPH,áicơcấuDNNNVướngtừchínhcácquyđịnhđặcthùkết quả bóng đá giao hữu châu á DN được để lại một phần để tái cơ cấu phục hồi và phát triển kinh doanh. Ảnh Internet.

Đặc thù lại gây khó

Dự kiến, Thông tư sẽ hướng dẫn thực hiện hoạt động tái cơ cấu thông qua xử lý nợ để chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sau khi xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về cổ phần hóa DNNN mà giá trị thực tế của doanh nghiệp thấp hơn các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp.

Tiền thu từ bán cổ phần được để lại phát triển kinh doanh

Dự thảo Thông tư quy định toàn bộ tiền thu từ bán cổ phần sau khi trừ chi phí giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư và chi phí chuyển đổi DN được để lại DN tái cơ cấu để sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quy định này là phù hợp với quy định tại Nghị định số 59 của Chính phủ vì DN tái cơ cấu không còn vốn nhà nước, không phát sinh số phải nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN khi bán cổ phẩn. Ngoài ra, việc để lại nguồn vốn này sẽ tạo điều kiện cho DN tái cơ cấu phục hồi và phát triển kinh doanh.

Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho rằng, theo quy định tại Nghị định số 59 của Chính phủ thì đối với các DNNN sau khi xử lý tài chính và xác định giá trị DN mà vẫn còn âm vốn chủ sở hữu thì có thể thực hiện tái cơ cấu thông qua DATC để DN có đủ điều kiện cổ phần hóa.

Trên thực tế, Cục Tài chính DN đã nắm bắt ý kiến của một số bộ, ngành, địa phương và DATC thì quá trình triển khai tái cơ cấu DNNN có tình hình tài chính khó khăn thông qua DATC còn một số vướng mức mang tính đặc thù chưa được quy định cụ thể.

Ví dụ như quy trình tái cơ cấu DN, giá chuyển nợ thành vốn góp, xử lý cổ phần không bán hết, giá bán cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn trong điều kiện DN không còn vốn nhà nước. Hoặc điều kiện để DATC xử lý nợ tương ứng phần âm vốn chủ sở hữu của DN như trường hợp của DN thuộc UBND TP. Hà Nội không phê duyệt giá trị DN để làm cơ sở cho DATC xử lý nợ cũng đang vướng mắc…

Do đó, cần thiết phải có Thông tư hướng dẫn để các bộ, địa phương, cũng như các TĐ, TCT nhà nước và DATC có cơ sở để triển khai thực hiện hoạt động tái cơ cấu DN.

Mua nợ phải hiệu quả

Về cơ bản, việc thực hiện tái cơ cấu DN 100% vốn nhà nước để chuyển thành công ty cổ phần thực hiện theo Nghị định 59 của Chính phủ. Dự thảo Thông tư này chỉ quy định những nội dung mang tính chất đặc thù của quá trình tái cơ cấu DN gắn với hoạt động mua, bán, xử lý nợ của DATC như: Quy trình tái cơ cấu, xử lý các vấn đề tài chính, chuyển nợ thành vốn góp, bán cổ phần, chính sách đối với người lao động trong DN tái cơ cấu, chi phí chuyển đổi DN tái cơ cấu thành công ty cổ phần sử dụng tiền thu từ bán cổ phần…

Theo dự thảo Thông tư, việc tái cơ cấu DN phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản. Trong đó, DATC chỉ quyết định mua nợ để tái cơ cấu DN sau khi cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án tái cơ cấu chấp thuận và có kết quả đàm phán mua nợ của DN tái cơ cấu. Việc DATC mua nợ để tái cơ cấu DN phải đảm bảo tính khả thi, có khả năng thu hồi vốn hiệu quả và đủ nguồn chênh lệch giữa giá vốn mua nợ với giá trị sổ sách khoản nợ để xử lý tài chính.

Một trong những nội dung quan trọng được Bộ Tài chính dự kiến bổ sung đó là việc xử lý tài chính theo phương án tái cơ cấu. Theo đó, DATC và các chủ nợ thực hiện giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho DN tái cơ cấu. Đối với DATC, mức giảm trừ nghĩa vụ trả nợ tối đa bằng số âm vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính gần nhất của DN tái cơ cấu đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trừ đi phần giảm trừ nghĩa vụ trả nợ của các chủ nợ khác (nếu có) và không vượt quá số chênh lệch giữa giá trị sổ sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ tính đến thời điểm quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ.

Từ thời điểm xác định giá trị DN đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, DN tái cơ cấu tiếp tục xử lý tài chính theo quy định tại Nghị định 59 của Chính phủ và Thông tư số 202/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trong đó, tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, sau khi bù trừ các khoản bồi thường (nếu có) mà DN tái cơ cấu vẫn còn lỗ lũy kế thì DATC phối hợp với các chủ nợ tham gia tái cơ cấu xem xét, thực hiện tiếp việc giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho DN tái cơ cấu tối đa bằng số lũy kế.

Làm gì với cổ phần không bán hết?

Về cơ bản, việc xử lý cổ phần không bán hết của DN tái cơ cấu thực hiện theo quy định tại Nghị định 59. Tuy nhiên, để phù hợp với tính chất hoạt động tái cơ cấu thông qua xử lý nợ và tình hình tài chính khó khăn của DN, dự thảo Thông tư bổ sung quy định: Khi chào bán công khai tiếp số cổ phần không bán hết qua đấu giá, DN tái cơ cấu được phép bán cổ phần cho cả nhà đầu tư đã tham dự đấu giá và nhà đầu tư khác (trước không quy định được bán cho nhà đầu tư khác).

Việc mở rộng đối tượng bán cổ phần sẽ tạo điều kiện để DN thực hiện phương án tái cơ cấu có hiệu quả, có thêm nguồn thu để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh sau khi chuyển thành công ty cổ phần.

Ngoài ra, dự kiến DATC và các chủ nợ được tiếp tục chuyển nợ thành vốn góp đối với số cổ phần không bán hết còn lại. Trường hợp này thực tế đã phát sinh khi DATC tham gia tái cơ cấu để chuyển Tổng công ty Dâu tằm tơ thành công ty cổ phần.

Minh Anh

赞(28)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【kết quả bóng đá giao hữu châu á】Tái cơ cấu DNNN: Vướng từ chính các quy định đặc thù