【bảng xếp hạng vdqg đức】Bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

时间:2025-01-10 23:06:25 来源:Empire777
Không gian xanh, công viên và hồ nước tại khu vực Công viên Cầu Giấy, Hà Nội, giúp cải thiện chất lượng không khí và giảm thiểu ô nhiễm. Ảnh: N.M
Không gian xanh, công viên và hồ nước tại khu vực Công viên Cầu Giấy, Hà Nội, giúp cải thiện chất lượng không khí và giảm thiểu ô nhiễm. Ảnh: N.M

Ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô

Tham luận trong Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức ngày 14/11, PGS.TS Vũ Văn Hà, Hội đồng lý luận Trung ương đã tham luận về sự cần thiết triển khai và giải pháp thực thi Luật Thủ đô 2024.

Theo PGS.TS Vũ Văn Hà, sự khác biệt nổi trội trong Luật Thủ đô 2024 là ở Điều 4 được quy định tại Khoản 1 là nếu có sự khác nhau giữa Luật Thủ đô và Luật, thì sẽ áp dụng Luật Thủ đô để thực hiện và Khoản 2 là nếu các văn bản quy định của Luật Thủ đô thì cho phép được ưu tiên lựa chọn cái ưu tiên nhất để thực hiện. Luật Thủ đô 2024 là một cơ hội rất lớn, tạo lợi thế để Hà Nội phát triển, vươn lên tầm vóc mới, vị thế mới không chỉ của cả nước mà còn trong khu vực và thế giới.

Do vậy, cần áp dụng những giải pháp tổng thể như thực hiện nghiêm việc phân cấp, phân quyền và quản lý, xây dựng tổ chức chính quyền Thủ đô hiệu quả. Trong đó, việc phân quyền cần mạnh mẽ hơn cho chính quyền Thủ đô để quản lý hiệu quả hơn các vấn đề đô thị. Những nội dung này sẽ tạo điều kiện để Thủ đô giải quyết được nhiều vướng mắc. Cùng với đó, tổ chức chính quyền Thủ đô phải năng động, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn, phải có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; phải có chính sách để thu hút nhân tài để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là phải có những chính sách liên quan đến chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô. Có sự phân loại các đối tượng một cách rõ ràng, từ đó có quy định về chế độ, chính sách cho phù hợp trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm và đãi ngộ, giữ chân được người tài đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô.

Đồng thời, cần chú trọng phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch. Trong đó, đẩy mạnh việc xây dựng các khu công nghiệp hiện đại; tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước; thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp xanh để phát triển bền vững. Tăng cường phát triển các dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt trong các dịch vụ như tài chính, giáo dục, y tế và công nghệ thông tin. Cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục khoa học, tạo môi trường học tập và nghiên cứu sáng tạo...

Tàu đường sắt trên cao tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội chính thức khai thác thương mại từ tháng 8/2024 đã thu hút nhiều người dân sử dụng. Ảnh: Khánh Huy
Tàu đường sắt trên cao tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội chính thức khai thác thương mại từ tháng 8/2024 đã thu hút nhiều người dân sử dụng. Ảnh: Khánh Huy

Phát triển và quản lý Thủ đô theo định hướng giao thông công cộng

PGS.TS Vũ Văn Hà cho biết thêm, phát triển và quản lý Thủ đô theo định hướng giao thông công cộng (TOD) gắn với cơ chế hợp tác công – tư (PPP) hiệu quả và quản lý chuỗi cung ứng đô thị trên cơ sở quy hoạch vùng đô thị cần được gắn kết với nhau khi hoạch định chiến lược phát triển Thủ đô và cần được thể hiện xuyên suốt mạch lạc trong các quy định của Luật Thủ đô. Xây dựng cơ chế đặc thù cho các lĩnh vực ưu tiên trong phát triển Vùng Thủ đô như giao thông liên vùng, đô thị xanh, đô thị tuần hoàn, đô thị số, đô thị thông minh. Mô thình TOD là hướng đi mới được nhiều quốc gia lựa chọn để thiết kế quy hoạch đô thị. Vì vậy, Luật Thủ đô cần nghiên cứu bổ sung các quy định cụ thể gắn kết giữa quy hoạch Vùng Thủ đô và vận dụng nguyên lý TOD vào quá trình thiết kế, cải tạo, mở rộng và quy hoạch xây dựng đô thị nhằm giải bài toán về tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng cuộc sống,... ở các đô thị lớn trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Cùng với đó, cần bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch. Tăng cường không gian xanh, công viên và hồ nước để cải thiện chất lượng không khí và giảm thiểu ô nhiễm. Định hướng quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, thực hiện nguyên tắc phát triển bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, lịch sử của Thủ đô. Bên cạnh đó, bảo đảm các chính sách y tế và an sinh xã hội được thực hiện hiệu quả, đặc biệt là trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, bao gồm cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục và nhà ở chất lượng cao cho người dân. Thực hiện các biện pháp phân loại rác tại nguồn, tái chế và xử lý chất thải hiện đại để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Tăng cường giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường và ý thức sử dụng tài nguyên bền vững.

"Những cơ chế vượt trội trong Luật Thủ đô 2024 góp phần khắc phục những khó khăn, bất cập về thể chế phát sinh trong thực tiễn, tạo cơ sở xây dựng, phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước. Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 là bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá và trở thành Thủ đô hiện đại, văn minh và giàu bản sắc" - PGS.TS Vũ Văn Hà nhấn mạnh.

Triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ để thi hành Luật Thủ đô
推荐内容