Qua theo dõi và giám sát,ângcaocảnhgiáctrướcnhữnghìnhthứclừađảoquađiệnthoạiphổbiếnhiệkết quả bán kết c1 Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC thuộc Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc họ nhận được tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo từ những số điện thoại lạ. Dưới đây là 2 hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại VNCERT/CC đề nghị người dân cần nâng cao cảnh giác.
Mạo danh nhân viên bảo hiểm nhằm chiếm đoạt tài sản
Thời gian gần đây, tình hình gian lận và lừa đảo trực tuyến có xu hướng diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, trong đó có hành vi giả mạo thương hiệu công ty bảo hiểm để gửi tin nhắn/gọi điện thoại với nội dung “được nhận tiền bảo hiểm” hoặc đề nghị “thanh toán tiền bảo hiểm” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Thủ đoạn lừa đảo, giả mạo tin nhắn hoặc điện thoại trực tiếp: Đối tượng lừa đảo sử dụng số điện thoại lạ, giả mạo gửi tin nhắn/gọi điện thoại dẫn dụ khách hàng liên hệ nhân viên của công ty bảo hiểm/các tổ chức bảo hiểm hoặc đến địa chỉ yêu cầu để nhận tiền bảo hiểm hoặc liên hệ công an xác minh (mặc dù có khách hàng chưa tham gia bảo hiểm).
Với lý do cần xác thực cung cấp thông tin, cần chuyển khoản phí để nhận tiền bảo hiểm hoặc thanh toán tiền bảo hiểm, các đối tượng yêu cầu khách hàng điện thoại để xác nhận thông tin, hoặc cung cấp các thông tin quan trọng như: số căn cước công dân, mật khẩu, mã PIN, mã OTP…, từ đó lấy cắp thông tin khách hàng và thực hiện các mục đích để chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân không cung cấp hợp đồng bảo hiểm; không cung cấp căn cước công dân; không cung cấp số tài khoản cá nhân và các chứng từ cá nhân khác… Người dân nên vào các trang web chính thống của các công ty bảo hiểm để tra cứu thông tin.