您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【nagoya – sanfrecce】Cuộc chiến Đức xâm lược Ba Lan

Nhận Định Bóng Đá46人已围观

简介Theo lệnh của Hitler, quân Đức từ các hướng nh& ...

TheộcchiếnĐứcxacircmlượnagoya – sanfrecceo lệnh của Hitler, quân Đức từ các hướng nhằm thẳng thủ đô Warsaw. Đồng thời, kích động công dân Đức sống ở Ba Lan phá hoại hạ tầng cơ sở, gây hoảng loạn cho dân chúng. Về phía Ba Lan, trước năm 1939, họ đã nhận ra mối đe dọa từ Đức nhưng không nắm được kế hoạch nên chỉ bố trí ít quân phòng thủ ở biên giới mà chủ yếu cầu cứu sự giúp đỡ của Anh và Pháp. Tuy nhiên, sau hội nghị Munich, Ba Lan đã bị đồng minh bán đứng nên nước này buộc phải ra lệnh tổng động viên. Sau khi máy bay, xe tăng Đức vượt qua biên giới, quân Ba Lan chống trả yếu ớt và lui dần vào nội địa. Học thuyết chiến tranh của Ba Lan là sử dụng chiến hào, tấn công bằng bộ binh như thời thế chiến thứ nhất. Còn quân Đức lại triển khai học thuyết “Chiến tranh chớp nhoáng” với sức mạnh vượt trội về không quân, pháo binh và đột kích bằng các sư đoàn xe tăng, còn bộ binh là lực lượng sau cùng nên việc lập phòng tuyến bằng chiến hào của Ba Lan liên tục bị thất bại. Sau 5 ngày chiến tranh, Đức đã đánh bại 2 sư đoàn, 1 lữ đoàn kỵ binh. Mấy ngày sau đó, Anh - Pháp tuyên chiến với Đức nhưng vẫn án binh bất động để chờ một thỏa hiệp mới.

Ngày 14-9, quân Đức đã tiến sâu vào đất Ba Lan. Quân Ba Lan lui về bảo vệ thủ đô Warsaw. Không quân Đức làm chủ hoàn toàn bầu trời Ba Lan sau khi phá hủy gần 300 máy bay của nước này. Tại trận Bzura, 225.000 quân Ba Lan đã bị Đức đánh bại trong 10 ngày chiến đấu. Ngày 28-9, xe tăng và bộ binh Đức bắt đầu tiến vào thủ đô Warsaw. Chính phủ Ba Lan bỏ thủ đô và lệnh cho quân đội rút phía Đông Nam, phía sau các con sông Vistla và San. Ngày 6-10, Đức hoàn thành cuộc xâm lược Ba Lan. Chính phủ Ba Lan chạy sang Anh lập chính phủ lưu vong. Trong nước, nhân dân Ba Lan bắt đầu hình thành các tổ chức chiến tranh du kích chống lại quân Đức. Nhưng hầu hết các cuộc khởi nghĩa này đều bị phát xít Đức dìm trong biển máu cho đến khi được Hồng quân Liên Xô tiến vào trợ giúp giải phóng đất nước.

Các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, cuộc xâm lược của Đức vào Ba Lan đã làm cho thế giới phải bàng hoàng trước chiến thắng chóng vánh của Đức. Chiến thắng này cũng giúp Đức dễ dàng tấn công vào các nước khác và đánh khụy nước Pháp sau đó không lâu. Đặc biệt, Đức đã xây dựng và vận dụng thành công học thuyết quân sự “Chiến tranh chớp nhoáng”. 

T.P

                           (Trích các sự kiện nổi bật trong lịch sử)

Tags:

相关文章