【kết quả tỷ số giải vô địch tây ban nha】Gấp rút tăng tốc, xuất khẩu gỗ "cán đích" 12 tỷ USD?
Ngành gỗ cần làm gì để hồi phục và phát triển sau đại dịch? | |
Doanh nghiệp gỗ tìm "lối đi" giữa lúc Covid-19 | |
Sụp đổ kỳ vọng xuất khẩu gỗ 12 tỷ USD vì Covid-19 |
Do ảnh hưởng của Covid-19, thời gian qua ước tính khoảng 80% các đơn hàng đã ký bị thông báo hủy hoặc chậm giao. Ảnh: N.Thanh. |
Quý II xuất khẩu giảm 20%
Phát biểu tại Hội nghị bàn giải pháp khôi phục chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản sau bệnh dịch Covid-19 do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng nay 15/5, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) cho hay: Dù tác động của dịch Covid-19 rất lớn nhưng nhìn một cách tổng thể, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ phần nào vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng.
Trong 4 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 3,5 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,3 tỷ USD, tăng 5%; lâm sản ngoài gỗ 207,46 triệu USD, tăng 14,3%. 5 thị trường xuất khẩu chính đạt 3,161,5 tỷ USD, chiếm 90,3% giá trị xuất khẩu.
Dù vậy, ông Trị cũng thừa nhận, những tác động của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp ngành gỗ là khó có thể đong đếm. Theo thông tin từ một số doanh nghiệp, ước tính khoảng 80% các đơn hàng đã ký bị thông báo hủy hoặc chậm giao; có hàng nghìn container hàng bị tồn tại các cảng biển ở châu Âu, Hoa Kỳ, Hàn Quốc.
"Đáng chú ý, chỉ có 7% doanh nghiệp trong số 200 doanh nghiệp khảo sát hoạt động bình thường; 86% doanh nghiệp bị ngừng sản xuất một phần và khoảng 7% đã ngừng hoạt động toàn bộ do thiếu đơn hàng hoặc thiếu nguyên vật liệu và vốn đầu tư sản xuất”, ông Trị nhấn mạnh.
Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp thông tin thêm, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn tác động tiêu cực đến ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, tổng giá trị xuất khẩu quý II dự kiến đạt khoảng 2,18 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 11,3% so với quý I/2020. Trong đó, thị trường lớn nhất của gỗ Việt là Hoa Kỳ sẽ đạt khoảng 1,03 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 33,4% so với quý I/2020.
Khả quan mục tiêu 12 tỷ USD
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn đánh giá, theo kịch bản, toàn ngành phải quyết tâm, hành động quyết liệt, đồng bộ sáng tạo, phấn đấu tổng kim ngạch XK quý III tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2019. Tiếp đó, quý IV phải đạt tốc độ tăng trưởng 15% so với năm 2019.
"Năng lực sản xuất của chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng được điều này và có thể đạt được mục tiêu xuất khẩu 12 tỷ USD”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
Về vấn đề này, ông Trị đưa ra những con số tính toán cụ thể: "Chúng tôi hy vọng từ quý III, khi các quốc gia cơ bản khống chế dịch bệnh, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ được ổn định trở lại bình thường. Tổng giá trị xuất khẩu quý III sẽ đạt khoảng 3,12 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng khoảng 43% so với quý II/2020. Quý IV sẽ là thời điểm tăng trưởng cao nhất, dự kiến giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ đạt mức 3,82 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019".
Đứng từ góc độ doanh nghiệp, ông Trịnh Xuân Dương, Giám đốc công ty TNHH Kẻ Gỗ chia sẻ: Hiện nay về chính sách đã có những hỗ trợ về cơ cấu nợ và giảm lãi suất và hỗ trợ người lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải nỗ lực hơn, đa dạng về mặt thị trường hạn chế tập trung vào 1 sản phẩm, 1 thị trường.
"Hiện nay, doanh nghiệp đang xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Đức nhưng thị trường đang tạm ngừng do chống dịch. Chúng tôi đã chuyển hướng sang thị trường Nhật và thị trường trong nước", ông Dương nói.
Xung quanh câu chuyện xuất khẩu ngành gỗ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng nhấn mạnh, tới đây thị trường nào, khu vực nào khống chế được dịch Covid-19 phải tập trung khai thác ngay được thị trường đó.
"Các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phải rà soát lại chiến lược kinh doanh, đảm bảo có nguồn lực tốt nhất để khi quý III, quý IV thời cơ đến bùng nổ mà như Thủ tướng nói là “lò xo bật lên”, doanh nghiệp có thể khai thác tốt nhất dư địa còn lại, phấn đấu đạt mục tiêu cuối cùng cao nhất", "tư lệnh" ngành nông nghiệp nhấn mạnh.
Ngoài ra, về dài lâu, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược trong việc mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm phụ thuộc vào một hoặc một số thị trường chính, tránh rủi ro trong bối cảnh thế giới ngày nay thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột và cạnh tranh thương mại; chú trọng xây dựng chiến lược phát triển tại thị trường trong nước...
相关推荐
- Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- Báo cáo Bộ Chính trị về 12 dự án ngàn tỷ thua lỗ
- Dung Quất trước nguy cơ đóng cửa, Thứ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Người nhà bí thư, phó bí thư huyện ở Hải Dương cùng nhau làm quan
- Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- APEC 2017: Hội nghị SOM 1 mở đầu cho Năm APEC Việt Nam 2017
- Giữa đêm Bí thư Thăng điện thoại Chủ tịch Hà Giang hỏi giá cam
- Triều Tiên đang lợi dụng kẻ thù để tăng nhuệ khí trong nước?