【kết quả trận magdeburg】Tăng cường giải pháp ứng phó với triều cường, mưa lũ
Để sẵn sàng ứng phó với diễn biến phức tạp của triều cường có thể diễn ra thời gian tới,ăngcườnggiảiphpứngphvớitriềucườngmưalũkết quả trận magdeburg huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Khắc phục điểm bờ bao bị vỡ tại huyện Cù lao Dung.
Huyện Cù Lao Dung đã tích cực khắc phục hơn 6 tuyến bờ bao bị vỡ trong đợt triều cường dâng cao sau rằm tháng 8 Âm lịch vừa qua; vận động người dân chủ động gia cố bờ bao xung yếu của gia đình, di chuyển ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở. Bà Lê Thị Hồng Loan, Chủ tịch UBND xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung cho biết: Đợt triều cường lớn từ ngày 6-12/10, địa bàn xã bị vỡ bờ bao tại ấp An Phú A và ấp An Lạc.
Chính quyền địa phương cùng người dân đã tập trung lực lượng khắc phục, ngăn chặn dòng nước, không để tình trạng ngập nước trên diện rộng nhằm hạn chế thiệt hại về sản xuất trong nhân dân. Cơ bản các tuyến bờ bao bị vỡ hiện nay đã được khắc phục xong.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện chỉ đạo các xã tổ chức trực ban 24/24 và kịp thời báo cáo khi có tình huống xảy ra, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện phương châm ba sẵn sàng; chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương có hiệu quả; Tăng cường kiểm tra, duy tu, sửa chữa các hệ thống cống, bọng đập để chủ động thoát nước khi có mưa lớn kéo dài kết hợp với các đợt triều cường vào những tháng cuối năm nhằm bảo vệ diện tích mía, hoa màu, vườn cây ăn trái của người dân.
Cùng với đó, địa phương tiến hành rà soát hệ thống đê bao, bờ bao trên địa bàn các xã ven biển, ven sông để chủ động bồi trúc, tôn cao các đoạn thấp, trũng cục bộ có khả năng tràn, sạt lở. Diễn biến mưa lũ, triều cường được theo dõi chặt chẽ, thông tin đến các cấp chính quyền, người dân ở các vùng ven biển, ven sông và chủ đầu tư các công trình xây dựng để chủ động các biện pháp phòng tránh. Địa phương phối hợp với đơn vị khai thác xây dựng lịch vận hành các cống, đảm bảo tiêu, thoát nước kịp thời phục vụ sản xuất.
Ông Hồ Thanh Kiệt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung, Phó Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện cho biết: Ngoài các giải pháp đôn đốc các xã thực hiện, thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã tăng cường xuống địa bàn để chỉ đạo công tác phòng chống lũ từ thượng nguồn về kết hợp triều cường.
Ngày 18/10, huyện sẽ họp đánh giá hiệu quả các giải pháp đang triển khai, dự báo tình hình triều cường, mưa lũ thời gian tới, triển khai công tác ứng phó tới Tết Nguyên đán 2018. Huyện đã lên kế hoạch, phương án sơ tán dân khi có bão, triều cường; chỉ đạo các cơ quan, địa phương điều động phương tiện vận tải sơ tán nhân dân, ưu tiên cho người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật ra khỏi vùng nguy hiểm. Huyện chỉ đạo lực lượng chức năng tổ chức điều tiết, phân luồng giao thông; chuẩn bị phương tiện, vật tư, trang thiết bị chuyên dùng để sơ tán, cấp cứu và đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
Theo thống kê, huyện Cù Lao Dung có 109 tuyến giao thông đường thủy, dài 287km. Chiều dài đê sông của huyện là 81 km, chiều dài đê biển 17 km. Địa bàn sông rạch chằng chịt với 360 kênh, rạch. Tuyến bờ bao trong nhân dân dài khoảng 1.000 km. Từ đầu năm 2017, huyện đã khảo sát, gia cố xong 26 công trình xung yếu với kinh phí trên 7 tỷ đồng.
Theo Hoài Thu (TTXVN)