【thứ hạng của júbilo iwata】Từ phòng nghiên cứu “bước” ra thị trường

Khách hàng lựa chọn sản phẩm măng muối chua do các chuyên gia Trường ĐH Nông lâm nghiên cứu

Giải được bài toán khó trong nghiên cứu

Tại siêu thị,bướcthứ hạng của júbilo iwata các trung tâm mua sắm, dễ dàng bắt gặp sản phẩm do các nhà khoa học Huế nghiên cứu, được nhiều người lựa chọn. Chị Nguyễn Thị Thái, ở TP. Huế chia sẻ, tiếng tăm của các sản phẩm đó được nhiều người biết và tin tưởng. Chúng tôi an tâm hơn khi các nhà khoa học “vào cuộc” trong bối cảnh thực phẩm nhiều nỗi lo.

Chỉ tính từ năm 2016 đến nay, đã có ít nhất 4 sản phẩm, hướng nghiên cứu về công nghệ thực phẩm và bảo quản sau thu hoạch do các nhà khoa học tại Trường ĐH Nông lâm, ĐH Huế nghiên cứu đã thương mại hóa và được thị trường đón nhận. Khởi đầu là măng muối chua và một số sản phẩm chế biến từ măng, trà sen, tinh bột nghệ, ứng dụng công nghệ mới trong quá trình sấy khô thực phẩm (của các chuyên gia Khoa Cơ khí – Công nghệ, Trường ĐH Nông lâm, ĐH Huế). Các sản phẩm này không “bước ra” thị trường bằng con đường nhỏ lẻ mà được chuyển giao công nghệ cho những công ty, đơn vị, doanh nghiệp. Điển hình như các sản phẩm chế biến từ măng muối chua được chuyển giao cho Công ty TNHH MTV Hoàng Tuấn Tùng (Hướng Hóa, Quảng Trị) và đã có những nhà máy sản xuất, hay tinh bột nghệ được chuyển giao cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Quảng Trị (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị)… “Nhãn mác sản phẩm ghi rõ sự kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đáng mừng là, một số sản phẩm đã có mặt tại hệ thống các siêu thị Big C trên toàn quốc”, đại diện Khoa Cơ khí – Công nghệ, Trường ĐH Nông lâm, ĐH Huế phấn khởi.

Tinh bột nghệ do các chuyên gia từ Trường ĐH Nông lâm, ĐH Huế nghiên cứu được bán trên thị trường

Lâu nay, bài toán đầu ra của các công trình, sản phẩm nghiên cứu khoa học (NCKH) khiến nhiều chuyên gia đau đầu. Lý do một phần bởi nguồn kinh phí để nghiên cứu hạn hẹp và thông thường để thương mại hóa gặp nhiều khó khăn. Rõ nhất là khi đưa công nghệ mới vào ứng dụng thì chi phí tăng lên, doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn; đòi hỏi người tham gia sản xuất và chế biến phải có kiến thức về chế biến an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát các chỉ tiêu đầu vào nguyên liệu. Ngoài yếu tố doanh nghiệp được doanh nghiệp “gật đầu”, việc được thị trường người tiêu dùng đón nhận cũng hoàn toàn không dễ.

Thực tế, ngay trong nước cũng có những nghiên cứu rất sâu và hàn lâm về mặt khoa học nhưng chi phí quá lớn hoặc khi đưa ra thị trường chưa chấp nhận được, có độ lệch trong kết nối với thị trường, bởi vậy, tại nhiều trường ĐH, nguồn thu từ khoa học công nghệ đang còn rất thấp, ngay cả ĐH Huế cũng chưa vượt qua con số 5% trong tổng thu toàn ĐH Huế.

PGS.TS. Nguyễn Văn Toản, Trưởng khoa Cơ khí – Công nghệ, Trường ĐH Nông lâm, ĐH Huế phấn khởi, với việc thương mại hóa sản phẩm, doanh thu từ khoa học công nghệ tại đơn vị đến nay đã tăng 10 – 15%, thậm chí sẽ tăng nhiều hơn.

Thêm nhiều cơ hội

NCKH về công nghệ thực phẩm và bảo quản sau thu hoạch đang được quan tâm khi người dân ngày càng có nhu cầu sử dụng, tiêu thụ những sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, có lợi cho sức khỏe. Điều này đồng nghĩa, “cánh cửa” cho các nhà khoa học Huế được rộng mở hơn để họ tiếp tục đưa ra những nghiên cứu phục vụ xã hội.

Tất nhiên, lợi thế luôn đi kèm thách thức và để các nhà khoa học “chiếm lĩnh” được thị trường. PGS.TS. Nguyễn Văn Toản chia sẻ, giai đoạn hiện nay định hướng các sản phẩm nghiên cứu phải ứng dụng được vào thực tiễn sản xuất, mới và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tại Huế, ngoài những nghiên cứu tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, tốt cho sức khỏe, thời gian tới sẽ chú trọng các sản phẩm mang tính đặc sản địa phương, như các loại mứt từ thanh trà, vả, bảo quản và tạo ra các sản phẩm từ quả hồng A Lưới, chuối Nam Đông và A Lưới. “Người trồng thanh trà tại Huế khá nhiều. Thanh trà chủ yếu bán tươi, chúng tôi đã nghĩ tới mứt sấy dẻo thanh trà, tinh dầu thanh trà, nước giải khát thanh trà... Ngoài ra, cũng tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm của Huế, để nâng cao chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm như tương măng Huế thỏa mãn tính vùng miền, khẩu vị nhiều người”, chuyên gia từ Trường ĐH Nông lâm, ĐH Huế khẳng định.

Ngoài chinh phục thị trường trong nước, các nhà khoa học Huế cũng định hướng tìm cách đưa sản phẩm Việt “vươn mình” ra thị trường thế giới. PGS.TS. Nguyễn Văn Toản nhấn mạnh, nông sản, trái cây Việt Nam rất ngon và khi có những nghiên cứu hiệu quả về bảo quản và chế biến các sản phẩm, việc xuất khẩu sẽ không còn quá khó khăn. Hiện, ngoài nghiên cứu bảo quản quả bơ đã chuyển giao cho công ty tại Tây Nguyên để xuất khẩu, các chuyên gia sẽ nghiên cứu tiếp nhiều loại trái cây như thanh long, chuối, thanh trà, một số loại trái cây của Huế để góp phần đưa các đặc sản của quê hương Việt Nam trở thành lựa chọn của người tiêu dùng khắp bốn phương.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

Cúp C1
上一篇:Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
下一篇:Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam