时间:2025-01-10 20:52:34 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Phúc NguyênSáng 18/6, Thành ủy kéo nha cái
Sáng 18/6,àNộiNguồnvốnđầutưpháttriểnvănhóacòneohẹkéo nha cái Thành ủy Hà Nội tổ chức tọa đàm “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - Thực trạng và giải pháp” nhằm lấy ý kiến các đại sứ, chuyên gia trong nước và quốc tế phục vụ công tác xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô.
Thay đổi cơ chế tài chính cho lĩnh vực này
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyền Mai cho biết, Đảng bộ TP. Hà Nội quyết định lựa chọn xây dựng nghị quyết chuyên đề “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (một trong hai nghị quyết chuyên đề được xác định trong cả nhiệm kỳ đại hội) làm bước đột phá trong phát triển văn hóa Thủ đô.
Đây vừa là việc cụ thể hóa nhiệm vụ đặt ra trong “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, Chương trình số 06 – CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, giai đoạn 2021 – 2025”; vừa là quyết tâm chính trị cao của thành phố thực hiện cam kết với UNESCO trong việc xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo” trên lĩnh vực “Thiết kế” của khu vực Đông Nam Á, với nền tảng là các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo.
Để đảm bảo tính khoa học và khả thi trong thực tiễn của nghị quyết chuyên đề này, Thành ủy Hà Nội tiến hành triển khai xây dựng đề án “Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, trong đó có khảo sát, đánh giá thực trạng, những thuận lợi, khó khăn của thành phố, đồng thời tham vấn sáng kiến của các chuyên gia.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã nêu ra các tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn, hạn chế, đồng thời đưa ra những ý kiến đóng góp thiết thực cho việc phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Nêu những thách thức của Hà Nội trong phát triển công nghiệp văn hóa như rào cản chính sách, cơ chế phối hợp chưa đồng bộ, hiệu quả, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, đồng thời gợi mở một số chính sách như: đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ cho các ngành công nghiệp văn hóa; tạo sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại trong các sản phẩm công nghiệp văn hóa; tạo cơ chế đầu tư tài chính và thu hút nguồn vốn hình thành hệ sinh thái thúc đẩy sự sáng tạo; triển khai quyết liệt chương trình hành động của Hà Nội đã cam kết với mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương nhấn mạnh, là một địa phương có nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào nhưng nguồn vốn đầu tư phát triển văn hóa lại tương đối eo hẹp, vì vậy, Hà Nội cần đổi mới cơ chế đầu tư tài chính trong lĩnh vực này. Đây là giải pháp quan trọng để phát huy sức mạnh mềm văn hóa Hà Nội, song vấn đề cơ bản để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đòi hỏi phải có chính sách đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực mang tính đột phá...
Vì vậy, vấn đề tạo ra "không gian sáng tạo" hay môi trường sáng tạo, hệ sinh thái sáng tạo cũng là một giải pháp quan trọng. Việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo và tạo môi trường sáng tạo cho những tài năng văn hóa cũng là giải pháp căn bản phát triển ngành công nghiệp văn hóa bên cạnh giải pháp khác.
Còn PGS. TS Chu Cẩm Thơ - Phó Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, con người là chủ nhân của sáng tạo, là động lực để sáng tạo hình thành, phát triển và cũng con người là đối tượng duy trì sáng tạo. Vì thế, với mong muốn sáng tạo bền vững, chúng ta cần có công dân sáng tạo, làm chủ và nâng tầm sáng tạo bắt đầu từ các trẻ em được giáo dục sáng tạo. Ngoài ra, Hà Nội cần ban hành chương trình giáo dục địa phương hướng tới giáo dục phát triển tư duy sáng tạo, tư duy thiết kế...
Đổi mới, sáng tạo để công nghiệp văn hóa phát triển
Phát biểu kết luận tọa đàm, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, văn hóa và phát triển công nghiệp văn hóa không chỉ là động lực mà còn là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của Thủ đô góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển; mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế; duy trì, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới, tiêu biểu của nhân loại…
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, Thành ủy Hà Nội tổ chức các buổi tọa đàm trên các lĩnh vực, cấp độ phù hợp, với mong muốn nhận được sự đóng góp trí tuệ, sáng kiến tham vấn tâm huyết để xây dựng, phát triển Thủ đô của các chuyên gia trong nước và quốc tế, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, văn nghệ sĩ, trí thức và cộng đồng sáng tạo.
“Những đóng góp tích cực của các đại biểu tại tọa đàm với mục tiêu phát huy tối đa nguồn lực văn hóa và con người trong phát triển công nghiệp văn hóa sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; thúc đẩy mạnh mẽ việc kế thừa và phát triển dòng chảy văn hóa sáng tạo của Thủ đô ngàn năm văn hiến trong hiện thực hóa mục tiêu đưa các ngành công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có sự phát triển rõ rệt cả về chất và lượng, từng bước đưa Hà Nội trở thành 1 trong 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước” - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, đối với lĩnh vực sáng tạo và phát triển công nghiệp văn hóa, Hà Nội luôn coi chủ thể của quá trình này là doanh nghiệp, nghệ sĩ, nghệ nhân và quần chúng nhân dân. Nhà nước giữ vai trò tạo ra hành lang pháp lý, điều kiện hỗ trợ để các chủ thể sáng tạo được cống hiến và hưởng thụ quá trình sáng tạo.
Trong khuôn khổ pháp lý của mình, Hà Nội sẽ cố gắng ở mức độ cao nhất để tạo ra môi trường, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo các ngành công nghiệp văn hóa phát triển. Hà Nội cũng cam kết sẽ chủ động tìm đến với các đơn vị, tổ chức, các mô hình sáng tạo có giá trị để mời gọi hợp tác cùng phát triển.
Phúc Nguyên
Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần2025-01-10 20:43
Bắc Ninh: Khẩn cấp xét nghiệm cho 15.000 người trong đêm2025-01-10 20:37
5 lưu học sinh Lào ở Sơn La có biểu hiện ho đã trở về nước2025-01-10 20:22
Lịch đi học trở lại của Hà Nội sau ngày 8/32025-01-10 20:00
Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?2025-01-10 19:47
Đề xuất học sinh từ mầm non đến THCS nghỉ thêm 2 tuần2025-01-10 19:46
Hue royal court music2025-01-10 18:26
Các kênh youtube dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ học trong mùa dịch corona2025-01-10 18:23
Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời2025-01-10 18:20
Lãnh đạo TP.HCM giải thích lý do kiến nghị chậm đi học trở lại2025-01-10 18:07
Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu2025-01-10 20:29
Những ngã rẽ lạ đời đưa cựu SV FPT Edu thành ‘30 Under 30’ của Forbes2025-01-10 20:19
Bộ Tài chính sẽ siết chặt quản lý các công ty kiểm toán, xử lý nghiêm sai phạm2025-01-10 20:13
Khởi công Nhà máy Đốt rác phát điện công nghệ cao đầu tiên tại Bắc Ninh2025-01-10 20:01
Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục2025-01-10 19:43
Phần Lan cho phép người chồng có kỳ nghỉ thai sản dài như vợ2025-01-10 19:23
Le Brothers bring the “forest to Hanoi2025-01-10 18:51
Vietnam ETE & Enertec Expo 2019 – Thúc đẩy phát triển ngành thiết bị điện, năng lượng Việt Nam2025-01-10 18:41
TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/92025-01-10 18:34
Phòng virus corona, Hà Nội cho học sinh tất cả các cấp tiếp tục nghỉ học2025-01-10 18:25