【keobongda hom nay】Ngành Tài chính: Đẩy mạnh cải cách thể chế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Cải cách thủ tục hành chính toàn diện, hiệu quả
Công tác cải cách hành chính của Bộ Tài chính ngày càng được quan tâm, chất lượng và hiệu quả công việc ngày một rõ nét hơn, góp phần vào thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.
Trong đó, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được đẩy mạnh. Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC được thực hiện theo hướng kiểm soát chặt chẽ việc ban hành TTHC, đánh giá tác động TTHC đầy đủ kết hợp với nghiên cứu cắt giảm, đơn giản hóa TTHC. Trong đó, đặc biệt chú trọng đối với lĩnh vực thuế, hải quan tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ngày càng được nâng cao và phát triển theo hướng hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước của Bộ. Tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính năm 2020 tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Năm 2020, bên cạnh những cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời gian dịch bệnh Covid -19, Bộ Tài chính đã tập trung hoàn thiện thể chế, cải cách TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ các TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý, nhằm mục tiêu cải cách TTHC một cách toàn diện và hiệu quả, thực hiện tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tính từ đầu năm đến ngày 18/12/2020, đã thực hiện đánh giá tác động đối với 372 TTHC tại các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực thuế, chứng khoán, bảo hiểm, tài chính ngân hàng. Trên cơ sở đó, đã lựa chọn các phương án, giải pháp tối ưu cho việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung TTHC thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính thường xuyên rà soát, đánh giá TTHC nhằm đề xuất bãi bỏ những TTHC không còn phù hợp hoặc sửa đổi theo hướng cụ thể, rõ ràng, đơn giản, tăng tính khả thi cho cá nhân, tổ chức thực hiện.
Luỹ kế từ đầu năm 2020 đến ngày 18/12/2020, Bộ Tài chính đã bãi bỏ 39 TTHC; sửa đổi, bổ sung, thay thế 60 TTHC trong các lĩnh vực: hải quan, kho bạc, công sản, thuế và kế toán, kiểm toán, quản lý nợ, thuế. Trên cơ sở quyết định công bố TTHC, Bộ Tài chính đã thực hiện việc công khai và cập nhật đầy đủ và kịp thời lên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng Thông tin điện tử của Bộ và trụ sở cơ quan tiếp nhận, thực hiện TTHC theo đúng quy định.
Năm 2020 cũng là năm đột phá trong triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính xác định đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến là ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, để tạo điều kiện thuận lợi, tiết giảm chi phí hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đến nay, 977/977 TTHC của Bộ Tài chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt 100%, trong đó, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bộ Tài chính đạt tỷ lệ rất cao (gần 60%).
Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao
Nhiều chính sách được cộng đồng người dân, doanh nghiệp đánh giá cao, trong đó có nhóm các giải pháp về thuế, phí, lệ phí hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thực hiện trong năm 2020.
Nhận định này đã được chứng minh bằng những kết quả cụ thể. Theo công bố của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vào tháng 5/2020, chỉ số Par Index, Bộ Tài chính xếp thứ 2/17 bộ, cơ quan ngang bộ với 94,77/100 điểm, tăng 4,58 điểm so với năm 2018. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Bộ Tài chính nằm trong top 3 các bộ, ngành có chỉ số cải cách hành chính cao nhất.
Về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT Index) do Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá và công bố cuối tháng 8/2020, Bộ Tài chính tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng, là năm thứ 8 liên tiếp (kể từ năm 2013 đến năm 2020) Bộ Tài chính dẫn đầu bảng xếp hạng.
Theo báo cáo về Chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) năm 2020 do Tổ chức WIPO xây dựng, Việt Nam xếp vị trí số 42/131 nền kinh tế được đánh giá. Trong đó chỉ số vốn hoá thị trường chứng khoán (do Bộ Tài chính chủ trì) tăng 18 bậc từ vị trí số 50 (năm 2018) lên vị trí số 32 (năm 2020) vượt chỉ tiêu của Chính phủ giao.
Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, bảo đảm yêu cầu, chất lượng, kịp thời tiến tới xây dựng mô%3ḅt nền hành chính dân chủ, chuyên nghiê%3ḅp, hiê%3ḅu quả, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, giảm thiểu chi phí về thời gian, chi phí của doanh nghiệp năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm.
Đáng chú ý, về cải cách thể chế, Bộ Tài chính sẽ xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, liên quan đến công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) và thể chế về môi trường kinh doanh, xây dựng Chính phủ điện tử. Đồng thời, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu trình các cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp về chính sách tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị tác động bởi dịch Covid-19.
Liên quan đến công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài chính sẽ tập trung đẩy mạnh, đồng thời xem xét, đánh giá về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản, để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính.
Song song với đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm soát TTHC, giảm thời gian và nâng cao chất lượng giải quyết TTHC liên quan tới người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, sẽ thực hiện tốt việc công khai TTHC; cập nhật kịp thời lên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC đối với những thủ tục mới, điều chỉnh hoặc bãi bỏ.
Đáng chú ý, Bộ Tài chính sẽ rà soát và đề xuất các phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính. Trong đó, tập trung vào nghiên cứu giảm thời gian, giảm hồ sơ, giấy tờ và chi phí thực hiện TTHC liên quan trực tiếp tới người dân, doanh nghiệp.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, thời gian qua, Bộ Tài chính đã thực hiện rất tốt công tác cải cách hành chính, trong đó, tập trung vào cải cách các TTHC, cắt giảm điều kiện kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp. Ngành Thuế và Hải quan thời gian qua cũng đã thực hiện tốt điều này. Minh chứng là việc ứng dụng hiện đại hóa đã hỗ trợ cả cho cơ quan quản lý và người nộp thuế.
Trong thời gian tới, ông Nguyễn Minh Phong cho rằng, khi không còn nhiều thủ tục nữa để cắt giảm, nhưng Bộ Tài chính do là bộ đa ngành, đa lĩnh vực, nên cần tiếp tục rà soát để cắt giảm ngay từ khâu ban hành chính sách, cũng như qua triển khai trên thực tế, để hỗ trợ hơn nữa cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh./.
Minh Anh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”
- ·Two former public security officers have jail sentences reduced
- ·Deputy PM hails ambassador's dedication to Việt Nam
- ·PM reviews public security forces' performance
- ·Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- ·Việt Nam, RoK agree to $100b trade goal by 2020
- ·Deputy PM hails ambassador's dedication to Việt Nam
- ·Deputy PM: Việt Nam wants expand cooperative ties with Tanzania
- ·Tuổi trẻ Bình Phước trao các công trình nụ cười cho em
- ·Inspection commission asks to discipline ex
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Electronic information and education system launched
- ·Prime Minister meets voters in Hải Phòng
- ·Deputy PM updates RoK investors on Việt Nam’s policies
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Deputy PM: Việt Nam wants expand cooperative ties with Tanzania
- ·Prime Minister welcomes Australian Foreign Minister
- ·Việt Nam committed to enhancing ties with Ivory Coast: PM
- ·Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Neom SC, 19h25 ngày 6/1: Cửa dưới thất thế
- ·Real estate tycoon charged with defrauding customers in apartment building project