游客发表

【ty le keonhacai】Giữ hồn văn hoá Khmer

发帖时间:2025-01-10 01:59:10

Báo Cà MauNhững ngày này, đồng bào Khmer sống trong không khí ngày Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây. Người Khmer Cà Mau đón Tết với tâm trạng phấn khởi hơn khi đời sống vật chất, tinh thần có sự thay đổi lớn. Ông Triệu Quang Lợi, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Dù đời sống bà con còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, những chính sách về dân tộc kịp thời, đúng đắn, người Khmer Cà Mau từng bước thoát khỏi đói nghèo, thế hệ con em đã được quan tâm chuyện học hành”.

Những ngày này, đồng bào Khmer sống trong không khí ngày Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây. Người Khmer Cà Mau đón Tết với tâm trạng phấn khởi hơn khi đời sống vật chất, tinh thần có sự thay đổi lớn. Ông Triệu Quang Lợi, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Dù đời sống bà con còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, những chính sách về dân tộc kịp thời, đúng đắn, người Khmer Cà Mau từng bước thoát khỏi đói nghèo, thế hệ con em đã được quan tâm chuyện học hành”.

Trong đời sống tinh thần của người Khmer - Phật giáo Nam tông, chùa là một không gian vừa thiêng liêng, vừa gần gũi. Ở đó người Khmer thực hiện các nghi lễ thành kính nhất với Ðức Phật, tổ tiên và đồng thời là nơi học tập, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao.

Tục lệ và thiêng liêng

Ðó cũng là nơi gặp gỡ, trò chuyện của các thế hệ cộng đồng người Khmer, của tình bạn bè và cả tình yêu đôi lứa. Nhìn vào ngôi chùa của một cộng đồng người Khmer, người am hiểu có thể đoán biết được nhiều thứ: Về sự gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống hay thiết thực hơn là đời sống kinh tế của bà con. Nói một cách chính xác, những ngôi chùa là linh hồn trong đời sống tinh thần người Khmer.

Các vị sư chùa Rạch Giồng trang hoàng thêm khuôn viên chùa.

Có một điều khá thú vị mà ít người để ý, đó là việc đồng bào Khmer ăn Tết tính theo lịch dương, vào ngày 14, 15 và 16/4 hằng năm. Bà con đón giao thừa năm mới vào độ chiều tối, riêng năm nay là lúc 18 giờ 2 phút. Ðiều gì khiến người Khmer có cách đón “Lễ chịu tuổi” năm mới đặc biệt như vậy?

Ông Hữu Xà Rinh, Bí thư Chi bộ ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, thành viên trong Ban Quản trị chùa Cao Dân, cho biết: “Ðây là thời điểm giao mùa, đối với người Khmer thì việc đồng áng, lao động sản xuất đã xong xuôi, lòng người thanh thản, hoà với đất trời để đón tuổi mới với nhiều mong ước tốt đẹp cho tương lai”.

Ngày Tết và tất cả các ngày lễ lớn khác trong năm, đồng bào Khmer luôn luôn có chốn thiêng liêng phải tới: Chùa. Chùa là nơi ngự của Ðức Phật, của các vị sư - những biểu trưng cao nhất trong đời sống tinh thần của người Khmer.

Theo lệ truyền thống, thanh niên Khmer lớn lên đều phải tu học trong chùa một thời gian. Vào chùa, họ được học chữ, học các giáo lý nhà Phật, kiến thức về văn hoá truyền thống, rèn luyện phẩm hạnh để sau này trở thành người tốt. Ông Hữu Xà Rinh thông tin: “Người Khmer sống thì đến chùa lễ bái, sinh hoạt cộng đồng, chết thì hoả táng và linh hồn cũng về nương náu trong chùa”. Sân chùa Khmer thường có những tháp nhỏ, lớn, nơi đó là chốn an nghỉ của những người có đức hạnh, có đóng góp cho cộng đồng. Với người Khmer, các nghi lễ sẽ không thể thực hiện được nếu không có các vị sư, đây là cầu nối duy nhất giữa người Khmer với Ðức Phật.

Gặp ông Hữu Hưng đã 80 tuổi, đẫm mồ hôi quét dọn bàn thờ Ðại Ðức Hữu Nhem, ông nhoẻn miệng cười: “Suốt mấy tuần lễ nay rồi, người mần cỏ, người quét dọn, người trang hoàng để ngôi chùa thêm đẹp đón năm mới”. Ông làm việc với sự thành kính và tận tuỵ. Ðối với công việc chung, đóng góp cho tập thể, cho cộng đồng, người Khmer đã tôn vinh được giá trị của sự đoàn kết, thuỷ chung. Bất cứ ai, khi vào những dịp cận các lễ Tết chính trong năm, đều về chùa, chung sức chỉnh trang để không gian thiêng liêng này ngày càng khang trang. Không có sự tị nạnh, tính toán lợi lộc, cộng đồng người Khmer đến chùa, như ông Hữu Hưng tâm sự: “Là gột rửa tội lỗi, gạt bỏ những suy nghĩ lệch lạc để con người thanh sạch, trí tuệ minh mẫn”.

Là Bí thư Chi bộ ấp 7, nơi có ngót phân nửa hộ dân là người Khmer (218/554 hộ), ông Hữu Xà Rinh phấn khởi thông báo: “Giờ bà con đã biết tính toán làm ăn, hộ nghèo còn 37 hộ, nói chung là cuộc sống của bà con đã dễ thở hơn trước nhiều rồi. Hổm rày nhà nào cũng nướng bánh bông lan, luộc bánh tét, sắm sửa lễ vật để mang lên chùa”.

Người Khmer mang những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống của mình vào chùa. Ðó có thể là thức ăn, nhưng sâu xa hơn, đó là cả tấm lòng thành kính. Tất cả các ngôi chùa của người Khmer đều do cộng đồng đóng góp. Bởi thế, chùa là ngôi nhà chung, là nơi để mọi người học tập, lao động, vui chơi. Chùa là nơi tắm Phật, nơi thực hiện các nghi thức cung kính nhất giữa cuộc sống thế tục với cõi Phật linh thiêng. Sự đan xen ấy trở thành một không gian vô cùng đặc sắc không thể tìm thấy ở bất cứ đâu.

Chùa – Kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Ông Hữu Nhơn, Trưởng Ban Quản trị chùa Cao Dân, thông tin: “Với người Khmer, một không gian sinh hoạt cộng đồng có ý nghĩa gắn kết mọi người lại với nhau, thực hiện các nghi thức tôn giáo, đồng thời gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống”.

Khuôn viên chùa thường chia ra nhiều khu, bên trong trồng các loại cây, hoa, những nơi có ao thường trồng nhiều sen. Do sự đóng góp, cúng dường của bà con, mỗi ngôi chùa đều được hình thành từ từ, có khu mới, có khu cũ, những nơi cư dân an lạc, đời sống sung túc, ngôi chùa vô cùng rực rỡ. Chùa là tâm sức, là niềm tự hào và là kiến trúc mà gặp ở đâu cũng không thể lầm lẫn.

Đồng bào Khmer tề tựu về chùa Rạch Giồng, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình vui Tết Chôl Chnăm Thmây. Ảnh: KHÁNH PHƯƠNG

Sư cả Thạch Trường, chùa Rạch Giồng, khẳng định: “Chùa Khmer tuy mỗi nơi có ít nhiều khác biệt, song vẫn giữ đúng những yếu tố căn bản về màu sắc, kiến trúc, trang trí. Ðây là truyền thống từ ngàn đời”. Rạch Giồng được đánh giá là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất Cà Mau.

Người Khmer ở xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình có trên 500 hộ, đây là một trong những địa phương mà đông đồng bào Khmer, đã khẳng định được sức lao động, sáng tạo của mình để làm giàu cho bản thân và cho xứ sở. Nói đến người Khmer ấp Ðường Ðào là nói đến chuyện học hành, phát triển sản xuất, tính toán làm ăn. Có thể coi đây là hình mẫu để bà con Khmer trong tỉnh tham khảo, học tập. Người Khmer ở đây như lời của Sư cả Thạch Trường: “Tận tuỵ với Ðức Phật, chăm chỉ làm lụng, tất cả đều đóng góp, đều dâng cúng cho chùa, bởi lúc sống và cả khi chết, tất cả sẽ về trú ngụ ở đây”.

Lễ năm mới là lễ cầu siêu cho người đã khuất, lễ cầu an cho người đang sống. Là dịp để con cháu nhận lỗi với các đấng bậc bề trên trong gia đình, là lúc để ông bà, cha mẹ xí xoá những lỗi lầm của con cháu, là ngày đem những thức cúng ngon nhất đến chùa dâng sư, cúng Phật, là lễ tắm Phật nhằm trôi xoá những điều không may mắn, là lúc cộng đồng người Khmer hướng về tương lai với những ước mong tốt đẹp nhất. Tết Chôl Chnam Thmây năm nay người Khmer Cà Mau tràn ngập niềm vui…

Bài và ảnh: Phạm Nguyên

    热门排行

    友情链接