Cúp C2

【getafe – betis】Nhìn lại Kinh tế Việt Nam 2016: Phục hồi trong biến động

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Phải biết coi trọng, phát huy nội lực, dựa vào nội lực để phát triển kinh tế. Ảnh: ST. Kinh tế vĩ m getafe – betis

nhin lai kinh te viet nam 2016 phuc hoi trong bien dong

Phải biết coi trọng,ìnlạiKinhtếViệtNamPhụchồitrongbiếnđộgetafe – betis phát huy nội lực, dựa vào nội lực để phát triển kinh tế. Ảnh: ST.

Kinh tế vĩ mô ổn định, đảm bảo các cân đối lớn

Theo nhận định của Chính phủ, điểm nổi bật nhất chính là kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm ước tăng khoảng 4%, nợ xấu tiếp tục được xử lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống. Đến cuối tháng 8-2016, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước là 2,66%.

Về đầu tư, năm 2016 huy động vốn cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh. Theo Bộ Kế hoạchvà Đầu tư, trong năm 2016 đầu tư cho phát triển tăng trưởng khá, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) ước tính đạt 233,6 nghìn tỷ đồng. Thu hút FDI tính đến cuối tháng 11-2016 đạt hơn 18 tỷ USD trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới có nhiều khó khăn, biến động. Chính phủ cũng có nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ, chống thất thu ngân sách, chuyển giá, giảm nợ đọng thuế và tăng cường kiểm soát, tiết kiệm chi NSNN.

Tăng trưởng GDP không chạm đích

Theo các chuyên gia, một trong những điểm nhấn và cũng là dấu ấn trong phát triển kinh tế 2016 chính là việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, năm 2016 nhiều khả năng là năm đầu tiên số lượng DN thành lập mới đạt mốc kỷ lục, vượt con số 100.000. Mới đây, Ngân hàng Thế giới cũng đã công bố chỉ số môi trường kinh doanh trong đó Việt Nam tăng đến 9 bậc. Đây là những minh chứng rất rõ thể hiện những kết quả ban đầu của quá trình tăng trưởng kinh tế và phát triển DN. Đây cũng là khía cạnh được chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh khi nhắc tới kết quả phát triển kinh tế xã hội 2016. Theo bà Phạm Chi Lan, dường như niềm tin của DN đã dần được phục hồi qua những nỗ lực của Chính phủ trong thúc đẩy cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, với quyết tâm xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính để làm cho nền kinh tế phát triển ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, phát triển kinh tế 2016 vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Theo nhận định của Chính phủ, trong bối cảnh khó khăn, tăng trưởng kinh tế năm 2016 tuy không đạt được mục tiêu 6,7% như đề ra, nhưng mức tăng trưởng 6,3-6,5% cũng là kết quả khả quan. Tăng trưởng giảm chủ yếu do hậu quả của rét đậm, rét hại, bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài, sự cố ô nhiễm môi trường biển đối với sản xuất nông nghiệp và tác động của giá dầu thô, than đá giảm mạnh đối với ngành công nghiệp khai khoáng. Nếu tăng trưởng của khu vực nông nghiệp và ngành khai khoáng đạt như năm trước thì GDP cả năm đạt trên 6,7%. Không thể phủ nhận khai khoáng là ngành có nhiều đóng góp cho ngân sách, nhưng năm 2016 cũng được xem là năm tăng trưởng kinh tế đã bớt phụ thuộc vào tài nguyên khi tăng trưởng GDP vẫn giữ mức ổn định dù ngành công nghiệp khai khoáng sụt giảm.

Báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, việc tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu đề ra là 6,7% cũng sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác, trong đó tỷ lệ bội chi NSNN, nợ công, nợ Chính phủ so với GDP có thể cao hơn dự kiến, bởi hiện nay bội chi ngân sách và nợ công của Việt Nam đã gần kịch trần. XK dự báo cả năm xấp xỉ đạt kế hoạch, trong đó XK nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng thấp, chỉ đạt 8,5% (cùng kỳ năm 2015 là 18,6%), XK vào khu vực ASEAN giảm. Bên cạnh đó, triển khai kế hoạch vốn đầu tư công chậm, một số dự án sử dụng vốn đầu tư công hiệu quả thấp và tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn. Việc tái cơ cấu nhiều ngành, lĩnh vực còn chậm, xử lý nợ xấu và các ngân hàng thương mại yếu kém gặp nhiều khó khăn, kết quả thấp. Tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN, thoái vốn đầu tư ngoài ngành chưa đạt kế hoạch. Ngoài ra, các thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản phát triển chưa bền vững, sản xuất kinh doanh của DN còn nhiều khó khăn khi có gần 11.000 DN hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh và hơn 55.000 DN tạm ngừng hoạt động trong năm 2016.

Theo các chuyên gia, không khó để lý giải nguyên nhân tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu như đề ra ban đầu, bởi bối cảnh khi chúng ta đặt ra chỉ tiêu ban đầu thuận lợi hơn nhiều so với thực tế diễn ra trong năm. Đơn cử như sự cố ô nhiễm môi trường tại 4 tỉnh miền Trung đã làm chao đảo cuộc sống của người dân trong khu vực và nhiều vấn nạn mới nảy sinh về môi trường, những dự án nghìn tỷ bỏ phí… Trong bối cảnh khó khăn như thế, việc đạt được kết quả hơn 6% đã là rất tốt. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh: “Bài học này cho chúng ta kinh nghiệm là đừng nên quá cứng với các chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm cao mà khi đặt ra mục tiêu lại không hình dung được những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện. Vì thế, khi bàn về tăng trưởng kinh tế nên bàn về những dấu hiệu, khả năng kịch bản có thể xảy ra trong tương lai, theo đó nên có 3 kịch bản: tốt, vừa và xấu và có giải pháp thích ứng cho mỗi kịch bản. Sẵn sàng với mọi tình huống là cái cần thiết và quan trọng hơn nhiều, đặc biệt là trong thế giới biến động như hiện nay”.

Nội lực sẽ quyết định sự tăng trưởng

Tại Đề án tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 6,7%. Để đạt được mục tiêu này, giải pháp của Chính phủ là tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ, siết chặt kỷ luật tài chính – NSNN, điều hành hiệu quả, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động nguồn lực vàng và ngoại tệ trong xã hội.

Nhận định về khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 là 6,7%, ông Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, việc đặt mục tiêu 6,7% không phải là dễ dàng, nhưng nếu có những biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt, Việt Nam vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7%, trong điều kiện nền kinh tế thế giới khá hơn, trong nước nông nghiệp ít chịu rủi ro từ hiện tượng Elnino như 2016 và nền kinh tế chúng ta tương đối ổn định. “Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là chúng ta đạt được 6,7% ấy với giá nào, tức là chúng ta phải đạt được tăng trưởng tương đối cao trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, đảm bảo an sinh xã hội và đảm bảo môi trường, chứ không chỉ nhìn vào mỗi con số 6,7%”, ông Phương nhấn mạnh.

Năm 2017 được dự đoán sẽ là năm có nhiều biến động khó lường của kinh tế thế giới sẽ tác động tới Việt Nam. Bàn về thách thức này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, để phát triển, vấn đề mấu chốt của Việt Nam là phải cải cách, đây là yêu cầu tự thân của Việt Nam, trong cải cách đó có đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay không có TPP thì người Việt Nam vẫn phải tự làm, không ai làm thay được. Hơn nữa, không có TPP thì Việt Nam cũng cần nhận thức sâu hơn rằng: Nội lực vẫn là cái quyết định nhất chứ không phải cơ chế đa phương hay song phương nào quyết định sự tăng trưởng, phát triển của Việt Nam. Vì thế, chúng ta phải biết coi trọng, phát huy nội lực, dựa vào nội lực để phát triển.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và tình hình đất nước còn nhiều khó khăn, thách thức, nền kinh tiếp tục phục hồi và tăng trưởng. Trong đó, sản xuất công nghiệp có chuyển biến, nhiều ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 7,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng công nghiệp chế biến chế tạo tăng hơn 11% đồng thời cũng là khu vực dẫn đầu trong XK. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp từng bước được phục hồi sau một loạt thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay. Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy XK trong bối cảnh tăng trưởng thương mại toàn cầu và khu vực giảm mạnh. Theo đó, XK hàng hóa đã lấy lại đà tăng trưởng, tổng kim ngạch XK 11 tháng ước tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2015.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap