当前位置:首页 > La liga > 【keo chap 3/4】Điều hành lạm phát cần bảo đảm linh hoạt, thích ứng 正文

【keo chap 3/4】Điều hành lạm phát cần bảo đảm linh hoạt, thích ứng

来源:Empire777   作者:Cúp C1   时间:2025-01-11 00:29:10
Chính phủ: Điều hành dự toán NSNN chặt chẽ,Điềuhànhlạmphátcầnbảođảmlinhhoạtthíchứkeo chap 3/4 bảo đảm kỷ luật tài chính, ngân sách
Điều hành chính sách tiền tệ cần chủ động và linh hoạt cao hơn
Quản lý, điều hành ngân sách cần tích cực, quyết liệt nhưng đảm bảo khả thi, nuôi dưỡng phát triển nguồn thu
TS. Nguyễn Bích Lâm, chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
TS. Nguyễn Bích Lâm, chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp và nền kinh tế Việt Nam chịu sự ảnh hưởng không nhỏ. Ông đánh giá như thế nào về những yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm?

Do có độ mở lớn, nên việc lạm phát gia tăng trên thế giới trong năm 2021 có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trên những góc độ sau: ảnh hưởng làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước. Giá dầu thô và giá các loại lương thực tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất, phí vận tải, tăng giá thức ăn chăn nuôi và thực phẩm trong nước; ảnh hưởng đến cân đối thương mại do giá trị nhập khẩu gia tăng mạnh hơn giá trị xuất khẩu vì xuất khẩu gặp khó khăn do dịch bệnh; ảnh hưởng đến đầu tư công và đầu tư xây dựng nói chung do giá nguyên vật liệu tăng cao khiến hoạt động thi công, xây dựng bị gián đoạn.

Mới đây, Ngân hàng thế giới (WB) đã dự báo về triển vọng kinh tế toàn cầu 2 năm 2021 và 2022 với sự phục hồi mạnh mẽ của các nền kinh tế lớn. Đối với thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, WB dự báo năm 2021 tăng trưởng 6% do tổng cầu và giá cả hàng hoá tăng. Tuy vậy sự phục hồi kinh tế của các nước thuộc nhóm này (không bao gồm Trung Quốc) bị kéo chậm lại do: dịch Covid-19 bùng phát trở lại; chậm triển khai tiêm vắc xin vì bị bỏ lại phía sau trong tiến trình vắc xin hoá toàn cầu...

Bên cạnh đó, sự tăng giá của một số mặt hàng do thiếu hụt nguồn cung có thể trong dài hạn như: thiếu hụt chip bán dẫn để sản xuất ô tô, hàng điện tử…

Theo ông, để đạt được mục tiêu về tăng trưởng GDP trong năm 2021, kinh tế Việt Nam sẽ cần áp dụng những giải pháp nào?

Để đưa nền kinh tế trở lại mức tăng của những năm trước đại dịch, đồng thời thực hiện định hướng phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025 với tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5%-7% đòi hỏi chúng ta phải thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ linh hoạt, mở rộng, chấp nhận lạm phát vượt mục tiêu 4% của Quốc hội, nhưng vẫn nằm trong ngưỡng lạm phát. Đây là điều cần thực hiện trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đều đánh đổi lạm phát mục tiêu để thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết việc làm, đưa nền kinh tế trở lại bình thường của giai đoạn trước đại dịch.

Theo đó, để phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời kiểm soát lạm phát, Chính phủ cần nghiên cứu thực hiện một số giải pháp. Thứ nhất là cần đẩy nhanh quá trình tiêm vắc xin cho người dân để đạt được tỷ lệ tiêm chủng miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất tạo cơ sở quan trọng để đưa nền kinh tế trở lại hoạt động bình thường, thúc đẩy hoạt động sản xuất, du lịch trong nước và quốc tế.

Thứ hai là tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng thúc đẩy tăng trưởng. Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến tổng cầu suy giảm, thị trường lao động chưa phục hồi, nền kinh tế chưa tận dụng hết tiềm năng. Trong khi đó chỉ số CPI còn ở mức thấp. Do vậy, trước mắt cần duy trì chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng. Đồng thời tiếp tục thực hiện việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào các kênh đầu tư như ngoại tệ, vàng, bất động sản… để kiểm soát rủi ro, nguy cơ ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, thúc đẩy nguồn vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba là khẩn trương xây dựng và thực hiện chương trình phục hồi kinh tế, kích cầu khu vực du lịch dịch vụ, có giải pháp cụ thể hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

Đồng thời, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công gắn liền với tăng cường hiệu quả sử dụng vốn. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, không chỉ tăng tổng cầu mà còn nâng cao năng lực và tổng cung của nền kinh tế, tạo lập cơ sở hạ tầng thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do vậy, đầu tư công phải bảo đảm hiệu quả, có tính lan tỏa cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh để thúc đẩy bên cung của nền kinh tế trong dài hạn.

Ông có nhắc đến ở phía trên việc cần giảm áp lực lạm phát, theo ông chúng ta cần làm như thế nào?

Theo tôi cần nghiên cứu “ngưỡng lạm phát” phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, để đặt ra mục tiêu lạm phát trung hạn thay vì mục tiêu lạm phát từng năm. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi, các chính sách kích thích tăng tổng cầu sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. Lạm phát có thể gia tăng trong ngắn hạn vì tổng cầu tăng nhưng có độ trễ từ phía cung do doanh nghiệp cần thời gian nắm bắt nhu cầu thị trường, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Lạm phát sẽ giảm trở lại khi nguồn cung của nền kinh tế tăng. Do vậy, điều hành lạm phát cần bảo đảm linh hoạt, thích ứng với từng giai đoạn của nền kinh tế.

Bên cạnh đó cũng cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa, giảm áp lực lạm phát. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong ngắn hạn cần nghiên cứu các chính sách cắt giảm chi phí sản xuất, nhập khẩu kịp thời nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất; đồng thời tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm nếu phát hiện có hành vi đầu cơ, tích trữ, thao túng giá, đặc biệt đối với các mặt hàng đã có dấu hiệu giảm giá trên thị trường quốc tế.

Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong dài hạn như chip bán dẫn cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư để thúc đẩy sản xuất các mặt hàng trên, chủ động nguồn nguyên vật liệu, tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Ngoài ra cũng cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát trong nước. Đặc biệt, cần đánh giá, phân biệt kỹ các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để từ đó có chính sách phù hợp đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá của Nhà nước như xăng dầu, dịch vụ y tế, giáo dục. Nghiên cứu thời điểm, mức độ điều chỉnh giá xăng dầu, dịch vụ do nhà nước quản lý tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế. Thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông nhằm thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ nhằm loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý từ thông tin sai lệch gây ra.

Xin cảm ơn ông!

标签:

责任编辑:World Cup