【bóng đá cúp anh】“Ngon & lành”, ẩm thực chay đủ sức làm hài lòng khách

Ẩm thực chay thể hiện sự cầu kỳ,ànhẩmthựcchayđủsứclàmhàilòngkhábóng đá cúp anh khéo léo của người chế biến

Độc đáo và riêng biệt

Huế được mệnh danh là “cái nôi” Phật giáo của nước ta. Thống kê gần đây, Huế có khoảng 108 ngôi chùa và hơn 300 niệm phật đường. Người Huế chủ yếu theo đạo Phật, truyền thống ăn chay có từ lâu đời, do đó ẩm thực chay phát triển thành nét văn hóa ẩm thực độc đáo, riêng biệt của người dân Cố đô.

Tại một hội thảo ẩm thực chay được tổ chức ở Huế gần đây, Đại đức Thích Trung Định, Giáo hội Phật giáo tỉnh đánh giá, ăn chay là thực hành một nếp sống đạo đức. Sống theo nếp sống đạo đức thuần thiện là lối sống lành mạnh. Đạo đức và lối sống lành mạnh đưa đến sự an tịnh tâm hồn, phát triển hài hòa giữa thân và tâm, làm cho cuộc sống trở nên chất lượng và ý vị. Đạo đức và lối sống lành mạnh đưa đến sức khỏe về thể chất, cũng như tinh thần. Người sống theo nếp sống này ít bệnh tật, ít phiền não và có đời sống thọ mạng lâu dài.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, từ lâu và cho đến hiện tại, ẩm thực chay vẫn là nét văn hóa đặc trưng của Huế, dân dã trong đời sống, đến cầu kỳ ở chốn cung đình và dinh phủ xứ Huế ngày xưa. Những bàn tay khéo léo về kỹ thuật và sáng tạo trong cách chế biến ẩm thực chay xứ Huế vẫn được tiếp truyền từ đời này sang đời khác. Đến nay, tinh hoa ẩm chay của Huế vẫn còn giữ được và có khả năng tiếp tục phát huy, bồi đắp thêm những giá trị mới để đáp ứng xu thế phát triển của một trung tâm văn hóa du lịch, một thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh, Chủ nhiệm CLB Nghệ nhân Ẩm thực Dân gian và Đương đại Việt Nam lại nhận định, đến Huế, du khách ngưỡng mộ nét văn hóa ẩm thực chay độc đáo, cả hương, vị và sắc màu; ngũ hành, hài hòa âm dương tiềm ẩn trong sự khéo léo và dụng công của món chay.

Nắm bắt xu hướng sống “vegan”

Theo nhóm chuyên gia Trần Thị Mai, Vũ Hoài Phương và Nguyễn Thị Hương Vinh, trên thế giới đang hình thành xu hướng về ẩm thực được gọi là “vegan”. Đây là xu hướng mà mọi hình thức sinh hoạt không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có nguồn gốc từ động vật. Bao hàm cả sống sạch, sống xanh, hướng đến bảo vệ môi trường. Ăn chay vì sức khỏe, vì cộng đồng, hay “phong cách sống vegan” đồng nghĩa với việc tôn trọng sự sống trên trái đất, là một lựa chọn có ích cho môi trường và sức khỏe.

Thực khách tham quan và thưởng thức món chay tại Không gian ẩm thực chay được tổ chức vào năm 2019

Cũng theo nhóm chuyên gia, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng ẩm thực của thế giới, ăn chay trở thành một trào lưu ngày càng phát triển. Tỷ lệ người ăn chay ở Việt Nam chiếm gần l0% dân số và đang tăng dần, riêng ở Huế con số này nhiều hơn. Mọi người ăn chay không hẳn vì tín ngưỡng tôn giáo, hay tâm niệm cầu nguyện điều gì, mà vì món chay giúp thay đổi khẩu vị và tốt cho sức khỏe.

Qua nghiên cứu, phân tích của giới y khoa, thực phẩm chay đủ các chất dinh dưỡng, ăn chay đúng cách có những ưu điểm về sức khỏe thân thể và tâm trí. Ăn chay tốt cho não, tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ giảm cân, giảm nguy cơ bị ung thư. Ngoài ra, ngăn ngừa được một số bệnh, như tăng huyết áp, mạch vành…

Món chay đa dạng, giá cả phù hợp

Huế có trên 10 quán chay được thực khách ưa chuộng, có thể kể tên như: Liên Hoa, Thanh Liễu, Sân Mây, Thiền Tâm, Tịnh Lâm Nhi…, với nhiều món ăn ngon, phổ biến như: bún, cháo, gỏi, lẩu, các loại bánh bèo nậm lọc chay… được chế biến công phu, cầu kỳ, đẹp mắt. Đa số nguồn thực phẩm để làm món chay đều có nguồn gốc tự nhiên và gần như rất ít sử dụng đồ hộp hoặc những loại thức ăn chế biến sẵn. Giá cả các món ăn chay ở Huế cũng có giá khá dễ chịu, tầm từ 10-20 ngàn đồng/dĩa đối với các loại bánh chay. Với các món ăn no như lẩu, cơm phần từ 40-100 ngàn đồng cho 3-4 người ăn. Riêng cơm dĩa có giá khá bình dân từ 15-20 ngàn đồng... Vì thế, các quán chay trên địa bàn khá đông khách, nhất là những ngày rằm, mùng 1 Âm lịch. Thực khác cũng đủ các lứa tuổi, giới tính.

 T.H

Ông Vũ Thế Long, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam đánh giá, đối với ẩm thực chay ở Huế đã quy tụ được hai yếu tố luôn làm hài lòng thực khách và đạt được đỉnh cao giá trị của ẩm thực mang lại là “lành” và “ngon”. Nếu ngon mà không lành thì rất nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng lành mà không ngon thì khó có thể gọi là nghệ thuật ẩm thực.

Chiến lược phát triển bài bản

Nếu có một chiến lược phát triển bài bản, chắc chắn, ẩm thực chay xứ Huế sẽ là một tài nguyên đầy triển vọng, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của văn hóa, du lịch xứ Huế. Đặc biệt hơn, khi Huế đang đặt ra những mục tiêu rất cụ thể cho ẩm thực nói chung và ẩm thực chay nói riêng khi xây dựng thương hiệu “Kinh đô ẩm thực” và xây dựng bộ hồ sơ “Ẩm thực Huế” để trình UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch tỉnh, trên địa bàn TP. Huế hiện có khoảng 40 nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ phục vụ các món ăn chay. Ngoài phục vụ nhu cầu ăn chay của người dân địa phương, các nhà hàng, quán ăn đang góp phần đưa ẩm thực chay đến gần với công chúng và du khách trong nước và quốc tế.

Nhưng xét về yếu tố phát huy giá trị, nhất là thu hút và phục vụ du lịch, ẩm thực chay chưa thể là sản phẩm du lịch hấp dẫn của Huế. Do đó, việc đánh giá lại thế mạnh, có những giải pháp phù hợp hơn là điều đang được đặt ra cho những nhà quản lý văn hóa, du lịch và cả doanh nghiệp du lịch ở Huế.

Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh góp ý, Huế cần quan tâm hơn nữa việc đầu tư về nghiên cứu cụ thể nguồn gốc, đặc điểm, giá trị dinh dưỡng, phương pháp chế biến những món ăn đặc trưng, vùng miền, truyền thống Huế nói chung và ẩm thực chay nói riêng để phát huy tốt giá trị ẩm thực chay. Thường xuyên tổ chức các sự kiện có giao lưu về ẩm thực chay giữa các nghệ nhân và khách hàng để thu hút khách du lịch nhiều hơn. Xây dựng mô hình tuyến phố ẩm thực chay trên các địa bàn phù hợp, để phát huy bản sắc ẩm thực chay, là điểm nhấn thu hút khách du lịch.

Xây dựng các tour du lịch chuyên đề, kết hợp giữa hành hương, chiêm bái chùa Huế và ẩm thực xanh, sạch, giúp du khách trải nghiệm các món chay đặc sản và đa dạng hóa sản phẩm ẩm thực chay địa phương cũng cần sớm được hình thành. Bởi tour du lịch này nhiều lần có kế hoạch và khảo sát thực tế nhưng chưa tổ chức thực hiện.

Đã có 28 người ở Thừa Thiên Huế mua 30 sản phẩm của Lối sống mới

Dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã khẩn trương cảnh báo thông tin sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm và hướng dẫn thu hồi các sản phẩm đã cảnh báo. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn giám sát, kiểm tra, phát hiện các sản phẩm do Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới sản xuất và bán ra trên thị trường Thừa Thiên Huế.

Qua công tác kiểm tra đột xuất 3 siêu thị, 4 chợ và 5 cửa hàng kinh doanh thực phẩm chay trên địa bàn tỉnh, Đoàn kiểm tra liên ngành không ghi nhận sản phẩm của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới bán ra trên thị trường TP. Huế. Qua rà soát danh sách bán hàng của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới tại Thừa Thiên Huế, Đoàn ghi nhận có 28 người mua với 30 sản phẩm. Đa số khách hàng đã sử dụng hết hoặc sử dụng một phần nhỏ, khi nghe thông tin về sản phẩm của Minh Chay gây ngộ độc thì tự đem đi hủy. Tình hình sức khỏe của những người đã sử dụng sản phẩm Minh Chay đến nay đang ổn định, không có biểu hiện ngộ độc.

ĐỒNG VĂN

Bài, ảnh: QUANG SANG

Cúp C2
上一篇:Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
下一篇:Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm