您现在的位置是:Thể thao >>正文

【soi keo lecce】Đài Loan khẳng định gạo xuất Mỹ không nhiễm chì

Thể thao5388人已围观

简介Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan (COA) đã phủ nhận các báo cáo ...

Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan (COA) đã phủ nhận các báo cáo của Mỹ về việc gạo xuất xứ từ Ý,ĐàiLoankhẳngđịnhgạoxuấtMỹkhôngnhiễmchìsoi keo lecce Trung Quốc, Đài Loan và một số nước khác, được bán trong các cửa hàng Mỹ có chứa chì cao hơn so với quy định.

Tuy nhiên, các quan chức nông nghiệp cấp cao Đài Loan đang  đặt câu hỏi về độ tin cậy của báo cáo. Ông Chen Chien-pin, Phó tổng giám đốc COA, thuộc Cục quản lý Nông nghiệp và Thực phẩm (AFA) cho biết: "Báo cáo là không hợp lý và không công bằng bởi vì họ dựa trên phân tích của một trường đại học Mỹ chứ không phải trên một kiểm tra chính thức của các cơ quan chính phủ Mỹ".

Hơn nữa, ông Chen cho biết, Mỹ đã không đặt bất kỳ mức cho phép đối với chì trong gạo. Tại Đài Loan, ông nói, chính phủ đã thiết lập mức độ chấp nhận được đối với chì trong gạo 0,2 ppm (phần triệu) theo quy định của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm.

Đài Loan nghi ngờ độ tin cậy của báo cáo từ trường đại học Mỹ

Theo Chen, Bộ y tế Đài Loan liên tục kiểm tra 162 mẫu gạo xuất khẩu mỗi năm và chưa bao giờ phát hiện quá mức chì trong bất kỳ mẫu nào. Tổng giám đốc AFA, ông Lee Chang-lang cũng khẳng định chưa từng phát hiện hàm lượng chì trong gạo trồng tại các nông trại và bất kỳ cây lúa nào bị nghi ngờ nhiễm kim loại nặng chắc chắn sẽ bị thiêu hủy ngay trong cánh đồng và không có khả năng được bày bán, chưa kể đến xuất khẩu.

Đài Loan chỉ xuất khẩu 43 tấn gạo sang Mỹ năm ngoái, Lee cho biết, trong khi Đài Loan nhập khẩu 64.634 tấn gạo Mỹ để đáp ứng các yêu cầu của Tổ chức Thương mại Thế giới. "Riêng năm 2013, gạo xuất khẩu của chúng tôi sang Mỹ trong chỉ có 5 tấn", Lee nói thêm.

Trong khi đó, Chen cho biết ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu sang Mỹ năm ngoái là Thái Lan (387.000 tấn), Ấn Độ (110.000 tấn) và Brazil (30.000 tấn). Chen cho biết AFA sẽ yêu cầu văn phòng đại diện Đài Loan tại Mỹ xác minh đọ tin cậy của trường đại học đã công bố nghiên cứu này.

Các phóng viên của truyền hình Đài Loan thường trú tại Washington, DC đã liên lạc với Bộ Nông nghiệp Mỹ (DOA) và Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) cho ý kiến về báo cáo này. DOA trả lời vấn đề không nằm trong phạm vi trách nhiệm của mình, trong khi FDA lại không có câu trả lời.

Một quan chức tại văn phòng đại diện của Đài Loan tại Washington cho biết văn phòng này đã liên hệ với nhóm nghiên cứu với hy vọng nhận được thêm thông tin về nghiên cứu, tuy nhiên không nhận được phản hồi. Quan chức này nói thêm văn phòng đại diện muốn biết những công cụ nào được sử dụng để phát hiện chì tồn dư quá mức trong gạo từ Đài Loan.

Các quan chức cho biết các báo cáo nghiên cứu chưa được công bố chính thức và phương tiện truyền thông nước ngoài chỉ dựa trên một thông cáo báo chí của Hội Hóa học Mỹ. Theo BBC, kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu trường đại học của Monmouth sẽ được công bố trên Tạp chí Khoa học môi trường và sức khỏe.

Trước đó, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Monmouth ở New Jersey, do giáo sư hóa học Tsanangurayi Tongesayi làm trưởng nhóm đã lấy các mẫu gạo nhập khẩu và đo hàm lượng chì trong gạo từ mỗi quốc gia và tính toán lượng chì trên cơ sở tiêu thụ hàng ngày.

Trong quá trình phân tích mẫu gạo họ phát hiện nồng độ chì từ 6 đến 12 mg cho mỗi kg gạo từ nhiều nước khác nhau. Theo đó, hàm lượng chì cao nhất được thấy trong gạo có nguồn gốc từ Trung Quốc và Đài Loan, kế tiếp là Cộng hòa Séc, Bhutan, Ý, Ấn Độ và Thái Lan.

Hạnh Lê

Tags:

相关文章