当前位置:首页 > Thể thao

【kq bd hang 2 tbn】Kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn về năng suất lao động

Năng suất lao động cao hơn khi doanh nghiệp có dịch vụ hỗ trợ chăm sóc trẻ em
Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có năng suất lao động thấp nhất
Thủ tướng chỉ thị giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động quốc gia
Kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn về năng suất lao động

Báo cáo của Chính phủ mới đây liên quan đến vấn đề năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế giai đoạn 2011-2019 cho thấy, năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam giai đoạn 2011-2019 tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN.

Năm 2019, NSLĐ Việt Nam theo giá hiện hành đạt 110,5 triệu đồng/lao động (tương đương 4.792 USD/lao động), tăng 6,28%, giúp duy trì mức tăng NSLĐ toàn xã hội bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 5,8%/năm.

Mức tăng này cao hơn so với mức tăng bình quân 4,3%/năm của giai đoạn 2011-2015, đạt mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/2/2017 của Chính phủ (tăng trên 5,5%).

Tăng trưởng kinh tế dựa nhiều hơn vào gia tăng NSLĐ. Đây là điểm nổi bật nhất của thay đổi cách thức hay chất lượng tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2020.

Tính theo sức mua tương đương (PPP 2011), tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2019 cao hơn các nước ASEAN-6. Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn.

Tuy nhiên, cũng theo PPP 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2019 chỉ bằng 7,6% mức năng suất của Singapore; 19,5% của Malaysia; 37,9% của Thái Lan; 45,6% của Indonesia...

Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước ASEAN-6.

Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô nền kinh tế Việt Nam nhỏ, quá trình chuyển dịch kinh tế còn chậm, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng còn ở mức thấp; chất lượng nguồn nhân lực hạn chế; khu vực doanh nghiệp chưa thực sự là động lực quyết định tăng trưởng NSLĐ.

分享到: