游客发表

【ltd bdhn】Một Nghị định sửa nhiều Nghị định về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực tài chính

发帖时间:2025-01-25 14:47:34

Thanh tra ngành Tài chính đã kiến nghị xử lý về tài chính hơn 18 nghìn tỷ đồng
Gỡ vướng quy định xử phạt vi phạm hành chính về kiểm tra chuyên ngành
Gỡ vướng cho doanh nghiệp logistics liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính
Một Nghị định sửa nhiều Nghị định về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực tài chính
Dự thảo Nghị định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực tài chính. Ảnh: Thùy Linh

Thời gian qua, trong lĩnh vực tài chính, các nghị định xử phạt vi phạm hành chính luôn được rà soát, đánh giá, kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Cuối năm 2020, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đã cơ bản tiếp thu các ý kiến của người dân, doanh nghiệp, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật có liên quan (Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan). Năm 2019, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định 63/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định số 192/2013/NĐ-CP và Nghị định số 58/2015/NĐ-CP.

Theo Bộ Tài chính, căn cứ theo Luật Xử lý vi phạm hành chính số 67/2020/QH14, việc bổ sung các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính nêu trên là cần thiết. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập (hiện Bộ Tài chính đã gửi dự thảo tới cơ quan ban ngành để lấy ý kiến).

Dự thảo Nghị định này sẽ tiếp tục thể chế hóa chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm. Đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Tài chính.

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo là việc sửa đổi quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP từ “1 năm” thành “2 năm” thống nhất với quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 (sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Ngoài ra, dự thảo Nghị định này đã bổ sung hành vi “làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) chưa giao hóa đơn cho khách hàng, người bán chưa khai thuế” vào điểm c khoản 3 Điều 26 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP để tránh bỏ sót những vi phạm làm mất, cháy, hỏng hóa đơn (liên giao khách hàng) của người bán nhưng chưa đến kỳ khai thuế hoặc đến kỳ nhưng chưa khai thuế nhằm phù hợp với thực tiễn phát sinh.

Dự thảo cũng bổ sung quy định thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước cho thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ tại Nghị định 63/2019/NĐ-CP.

Đáng chú ý, tại dự thảo này, Bộ Tài chính cũng sửa đổi, bổ sung về câu chữ quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với bảo hiểm bắt buộc trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm để phù hợp với thực tiễn quy định của pháp luật về bảo hiểm bắt buộc quy định tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP (điểm b khoản 1 Điều 19). Cụ thể, bổ sung từ “Điều” vào trước các số của Điều tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 41/2018/NĐ-CP (quy định về mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập) để quy định rõ áp dụng cho từng khoản hay áp dụng cho cả Điều, tránh việc hiểu nhầm trong tổ chức thực hiện.

Đáng chú ý, tại Điều 29 của dự thảo đã cụ thể thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của hải quan. Theo đó, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 của Luật Quản lý thuế...

Riêng đối với các điều khoản chuyển tiếp, theo dự thảo, đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập xảy ra trước ngày dự thảo Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt quy định tại dự thảo Nghị định này nếu dự thảo Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

Còn đối với hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã được cơ quan Thuế tiếp nhận trước ngày dự thảo Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng Nghị định số 125/2020/NĐ-CP để giải quyết theo quy định.

    热门排行

    友情链接