【kq việt nam】Tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ bị mua bán, di cư hồi hương

作者:La liga 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 02:26:33 评论数:

VHO - Với chủ đề “Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời”,ăngcườngquyềnnăngkinhtếchophụnữbịmuabándicưhồihươkq việt nam sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng Tăng cường kết nối nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ bị mua bán trở về đã thu hút gần 150 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, Đại sứ quán và một số tổ chức quốc tế…

Truyền thông phòng, chống mua bán người bằng nghệ thuật

Thực hiện Kế hoạch triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn I (2021-2025) năm 2024, đồng thời, thiết thực hưởng ứng Tháng hành động quốc gia vì Bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới (15.11.2024 – 15.12.2024), chuỗi hoạt động được tổ chức với nhiều nội dung ý nghĩa, tập trung vào các vấn đề liên quan đến hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, góp phần vào việc thực hiện hiệu quả vai trò, sứ mệnh của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển.

Tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ bị mua bán, di cư hồi hương - ảnh 1
Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển Dương Thị Ngọc Linh phát biểu tại sự kiện

Với chủ đề “Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời”, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển triển (Hội LHPN Việt Nam) tổ chức chuỗi hoạt động Tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ bị mua bán trở về, phụ nữ di cư hồi hương. Mở đầu là sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng Tăng cường kết nối nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ bị mua bán trở về diễn ra ngày 22.11 tại Hà Nội đã thu hút gần 150 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, Đại sứ quán và một số tổ chức quốc tế…

Phát biểu tại sự kiện, bà Dương Thị Ngọc Linh, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển cho biết, Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới và chủ đề của năm 2024 là “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới” với tinh thần “Cùng chung tay, Cùng thay đổi” trong hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Thông qua sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng và bằng ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng do các các nghệ sĩ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp thể hiện, nhằm chuyển tải thông điệp, kêu gọi sự chung tay hỗ trợ tăng quyền năng kinh tế, tạo sinh kế cho phụ nữ bị mua bán trở về, phụ nữ có nguy cơ bị mua bán.

Các tiết mục biểu diễn Múa đương đại mô phỏng lại những khó khăn, rào cản của phụ nữ yếu thế làm hạn chế những cơ hội phát triển của họ trong cuộc sống; Nhạc kịch “Câu chuyện của tôi” dựa trên câu chuyện có thật về những biến cố cuộc đời dẫn đến việc bị mua bán và hành trình phục hồi một cách đầy nỗ lực với sự hỗ trợ của Ngôi nhà Bình yên. Tiết mục được thể hiện bởi các bạn trẻ là sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội.

Phần Trình diễn áo dài là bộ sưu tập gồm 10 thiết kế khắc hoạ các mô hình sinh kế tiêu biểu, thành công do phụ nữ làm chủ đến từ các vùng, miền trên đất nước. Dàn hợp xướng Đa dạng biểu diễn các ca khúc thể hiện sự hướng về một tương lai tươi sáng đối với những phụ nữ yếu thế nói riêng và xã hội nói chung khi đã có những sự chung tay, đồng lòng và trao cơ hội phát triển cho phụ nữ.

Đây chính là cầu nối hiệu quả để chạm tới trái tim của các đại biểu tham dự, từ sự thấu hiểu dẫn sự đồng hành, cam kết tham gia hành động cùng hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực giới và mua bán người; thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em nói chung và tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ bị mua bán trở về, phụ nữ di cư hồi hương nói riêng”.

Tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ bị mua bán, di cư hồi hương - ảnh 2
150 đại biểu dự chương trình cùng cam kết chung tay hỗ trợ nạn nhân mua bán người, đặc biệt nạn nhân là phụ nữ dân tộc ít người

Các đại biểu tham dự đánh giá cao về sự đổi mới, sáng tạo, đa dạng về cách thức truyền thông; điều này tạo ra một không gian kết nối và truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả. 150 đại biểu đã cùng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong công tác phối hợp, hỗ trợ nạn nhân mua bán người, đặc biệt trong lĩnh vực tăng cường quyền năng kinh tế của phụ nữ nói chung.

Hỗ trợ sinh kế ngăn ngừa di cư lao động thiếu an toàn

Theo bà Dương Thị Ngọc Linh, mặc dù Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trong các tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc nhưng Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm nạn mua bán người.

Báo cáo tổng kết thi hành Luật Phòng chống Mua bán người của Bộ Công an cho thấy, tội phạm mua bán người xảy ra trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 2.2023, lực lượng chức năng đã giải cứu, tiếp nhận, xác minh khoảng 10.000 trường hợp, trong đó, xác định gần 8.000 người là nạn nhân; phần lớn nạn nhân là phụ nữ, trẻ em và đa số thuộc các dân tộc ít người, tập trung ở những vùng sâu, vùng xa và có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, toàn quốc phát hiện, điều tra 35 vụ mua bán người với 103 nạn nhân.

Với nhiệm vụ vận hành Ngôi nhà bình yên để hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới, hàng trăm phụ nữ, trẻ em bị mua bán đã được hỗ trợ. Trong số đó, có 56,2% nạn nhân bị bán vì mục đích làm vợ, bóc lột tình dục; 40% bị mua bán vì mục đích lao động và 3% vì các mục đích khác.

Tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ bị mua bán, di cư hồi hương - ảnh 3
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bị buôn bán trở về

“Trong quá trình hỗ trợ các chị em bị mua bán trở về, chúng tôi nhận thấy việc hỗ trợ học nghề - việc làm, tạo sinh kế hay nói chung là trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một giải pháp căn cơ, vừa góp phần ngăn ngừa vấn đề lao động di cư mất an toàn mà còn giúp đỡ những nạn nhân của mua bán trở về tái hòa nhập xã hội bền vững. Chính vì vậy trong những năm gần đây, Trung tâm không chỉ hỗ trợ tạm lánh an toàn, bình ổn tâm lý, hỗ trợ về y tế, pháp lý... mà còn tích cực hỗ trợ tạo việc làm cho các chị em thông qua việc đánh giá năng lực, tư vấn nghề nghiệp, kết nối đưa chị em đi học nghề, tạo việc làm hoặc hỗ trợ khởi sự - khởi nghiệp kinh doanh”, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển cho hay.

Với sự hỗ trợ của Trung tâm, nhiều chị em đã có việc làm với thu nhập cao và họ chính là những nhân tố tiếp tục lan tỏa, hỗ trợ nghề nghiệp cho các chị em yếu thế khác trong cộng đồng. Bên cánh đó, Trung tâm cũng tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về quyền năng kinh tế của phụ nữ; tổ chức giao lưu, kết nối, giới thiệu mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người; tổ chức hội thảo, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình hỗ trợ sinh kế hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người.

Đồng thời tổ chức các khóa tập huấn kiến thức về kinh doanh, tài chính, khởi sự doanh nghiệp, đi kèm với chương trình cố vấn kèm cặp bởi các chuyên gia. Trung tâm đã thiết lập và vận hành gian hàng thương mại điện tử trên nền tảng Shoopee, của hàng giới thiệu các sản phẩm của phụ nữ tại 20 phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội)…

Ngay tại sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng, các đại biểu cam kết sẽ tích cực tham gia vào các chiến dịch nâng cao nhận thức, kết nối, vận động các doanh nghiệp cùng chung tay hỗ trợ khởi nghiệp cho phụ nữ nhằm mở ra cơ hội việc làm giúp họ tái hoà nhập cộng đồng và xây dựng cuộc sống vững vàng. Những thông điệp của sự kiện đã được lan tỏa, thúc đẩy cộng đồng chung tay hành động vì bình đẳng giới và sự phát triển toàn diện của phụ nữ Việt Nam.

最近更新