当前位置: 当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【keobongda hom nay】Trao đổi, mua bán ngoại tệ như thế nào là hợp pháp ? 正文

【keobongda hom nay】Trao đổi, mua bán ngoại tệ như thế nào là hợp pháp ?

2025-01-11 08:17:20 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:198次

Quy định về mua,đổimuabnngoạitệnhưthếnolhợkeobongda hom nay bán ngoại tệ đã được Nhà nước quy định rất rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, song do người dân không nắm được các quy định nên dẫn đến vi phạm.

Việc mua bán, trao đổi ngoại tệ có thể thực hiện được ở các tiệm kinh doanh vàng bạc, trang sức nếu những cơ sở kinh doanh này được cấp phép theo quy định.

Trường hợp nào bị xử phạt ?

Vụ việc một người dân tại thành phố Cần Thơ mang 100USD đi đổi tại tiệm vàng bị phạt 90 triệu đồng đã gây xôn xao dư luận. Nhiều người không hiểu được lý do tại sao việc đổi ngoại tệ tại tiệm vàng lại bị xử phạt và còn rất mơ hồ về quy định của pháp luật đối với việc này.

Thông tư số 20/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định: “Việc mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật”.

Và “Việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật và các đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép”.

Như vậy, trong trường hợp của người bị xử phạt 90 triệu đồng sau khi đổi 100USD, người này đã vi phạm pháp luật về hoạt động ngoại hối.

Theo Nghị định 96/2014, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, người vi phạm sẽ bị xử phạt theo điểm a, khoản 3, Điều 24: Phạt tiền từ 80.000.000 - 100.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ.

Ngoài ra, cửa hàng vàng mua, bán ngoại tệ trong trường hợp trên cũng bị xử phạt vì có vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động mua bán sản xuất hàng giả, hàng cấm. Trong đó, phạt 180 triệu đồng vì mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ, mức phạt này căn cứ theo khoản b, điểm 5, Điều 24 của Nghị định 96: Phạt tiền từ 150.000.000 - 200.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện giao dịch hối đoái không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Mua bán bằng ngoại tệ có vi phạm pháp luật ?

Việc đổi ngoại tệ từ trước đến nay phải được thực hiện tại các địa điểm được Nhà nước cấp phép, nhưng trên thực tế vẫn có rất nhiều đơn vị mua bán ngoại tệ dù không đủ điều kiện. Những trường hợp mua bán ngoại tệ trái pháp luật này sẽ bị xử phạt hành chính rất nặng nếu bị phát hiện.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc, trong quá trình sinh hoạt mua bán hàng ngày, nếu có người mua hàng hóa và trả bằng ngoại tệ thì có được giao dịch mua bán không? Nếu dùng ngoại tệ để mua bán có bị xem là vi phạm pháp luật không?

Về vấn đề này, Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005 quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép”.

Như vậy, người dân đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam không được sử dụng ngoại tệ để giao dịch. Những hoạt động mua bán, trao đổi ngoại tệ chỉ được thực hiện tại những đơn vị được Nhà nước cho phép.

Đổi ngoại tệ ở đâu để không bị phạt ?

Thực tế, khi có nhu cầu, người dân thường lựa chọn cơ sở gần nơi sinh sống để trao đổi ngoại tệ và rất khó nhận biết cơ sở nào là hợp pháp.

Hiện nay, hầu hết ngân hàng thương mại đều được Ngân hàng Nhà nước cấp phép mua, bán ngoại tệ. Vì vậy, tất cả chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng thương mại đều là các điểm trao đổi USD, ngoại tệ hợp pháp.

Ngoài các ngân hàng thương mại trong nước, người dân cũng có thể tìm đến các điểm kinh doanh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp phép kinh doanh ngoại tệ. Các tổ chức tín dụng này đều phải công khai danh sách địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang tin điện tử để người dân nhận biết. Bên cạnh đó, một số cửa hàng sẽ được cấp phép kinh doanh ngoại tệ nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định. Tại các đơn vị được cấp phép sẽ có bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền để người dân dễ nhận biết.

Các tiệm vàng cũng có thể được cấp phép đổi ngoại tệ nếu nằm tại cơ sở lưu trú du lịch 3 sao trở lên; ngoài ra, khu vui chơi giải trí có thưởng cho khách nước ngoài; văn phòng bán vé của hãng hàng không; cửa khẩu,... cũng có thể được cấp phép. Nhưng tất cả phải đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất như có nơi giao dịch riêng, được trang bị đầy đủ phương tiện như máy fax, két sắt, tên đại lý đổi tiền tệ, nhân viên được đào tạo kỹ năng nhận biết tiền giả...

Cũng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng phải thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng. Để biết chính xác địa điểm mua, bán ngoại tệ hợp pháp, người dân có thể truy cập website của các tổ chức tín dụng và thực hiện mua, bán ngoại tệ tại các địa điểm này để an toàn.

Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hậu Giang, tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 13 tổ chức tín dụng và 28 tổ chức kinh tế được cấp phép là đại lý chi, trả ngoại tệ trên địa bàn tỉnh (được công khai tại website: sbv.haugiang.gov.vn), đây là các điểm thu, đổi ngoại tệ hợp pháp người dân có thể thực hiện việc thu, đổi ngoại tệ khi có nhu cầu.

 

ĐÌNH BẢO tổng hợp

作者:Thể thao
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜