【kết quả trận sanfrecce hiroshima】Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: “Số liệu thu ngân sách chính xác từng giờ”

 人参与 | 时间:2025-01-10 18:57:35

“Cố gắng thanh toán để hạn chế chuyển nguồn”

Sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội,ộtrưởngHồĐứcPhớcSốliệuthungânsáchchínhxáctừnggiờkết quả trận sanfrecce hiroshima Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã giải trình làm rõ thêm ý kiến đại biểu nêu.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: “Số liệu thu ngân sách chính xác từng giờ”
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc phát biểu tại Quốc hội sáng 7/6.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính xin tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại thảo luận tổ và hội trường để tiếp tục hoàn thiện các giải pháp quản lý, điều hành ngân sách tốt hơn và công tác quyết toán ngân sách được hoàn thiện.

Về số liệu thực hiện ngân sách năm 2022, theo Bộ trưởng, so với số quyết toán, tại kỳ họp tháng 10/2022 Bộ Tài chính có báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và dự báo việc thực hiện dự toán, số liệu có chênh so với báo cáo quyết toán.

Khi đã dự báo, Bộ Tài chính căn cứ vào số thực hiện tại thời điểm báo cáo. Bộ trưởng cho biết, số thực hiện này Bộ Tài chính có thể lấy số chính xác trong 1 phút hoặc chậm nhất là 1 giờ, vì khi có số liệu thu chi ngân sách ra Kho bạc Nhà nước, sẽ có thông báo ngay về điện thoại của Bộ trưởng thông tin ngày, giờ này thu ngân sách được bao nhiêu và chi ngân sách được bao nhiêu. Tuy nhiên, phần dự báo liên quan đến các vấn đề phát sinh cuối năm, nên số liệu có sự chênh lệch.

Thông tin thêm đến các đại biểu Quốc hội về vấn đề chuyển nguồn lớn, số chuyển nguồn của ngân sách năm 2022 sang năm 2023 gồm thực hiện cải cách tiền lương là khoảng 432.350 tỷ đồng, chiếm 37,7%; chi đầu tư phát triển là 313.165 tỷ đồng, chiếm 27,3%; tăng thu tiết kiệm chi là 287.374 tỷ đồng, chiếm 25%; các khoản chi được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9 là 20.379 tỷ đồng, chiếm 1,8%; kinh phí giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan nhà nước là 9.986 tỷ đồng, chiếm 0,87%; kinh phí nghiên cứu khoa học là 4.160 tỷ đồng và kinh phí mua sắm thiết bị...

Bộ trưởng lý giải vấn đề “dự toán không sát”

Bộ trưởng Bộ Tài chính lý giải về vấn đề đại biểu nêu “dự toán không sát”. Theo Bộ trưởng, năm 2022 là năm dịch bệnh, những tháng đầu năm tăng trưởng thấp, nhưng nhảy vọt lên bắt đầu từ quý III/2022 là 13,67% đến cuối năm chúng ta tăng trưởng đạt 8,02%. Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn trong thúc đẩy sản xuất kinh doanh để tăng trưởng GDP, từ đó thu ngân sách cũng tăng lên.

Như vậy, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, chi chuyển nguồn cao là chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định pháp luật, đặc biệt là nguồn tích luỹ qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương cao. Thứ hai là những nhiệm vụ được ký hợp đồng và thực hiện trong năm nhưng chưa được thanh toán thì được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định pháp luật. “Chúng tôi cũng như các bộ, ngành, địa phương sẽ cố gắng để thanh toán ngay trong năm, giảm dần số chuyển nguồn”- người đứng đầu ngành Tài chính cho biết thêm.

Các khoản chi thấp, chẳng hạn như chi đầu tư. Đầu năm theo quy luật thường giải ngân thấp, tập trung vào những tháng cuối năm. Hầu như địa phương nào cũng vậy. Những tháng đầu thường sẽ tập trung vào làm công tác chuẩn bị đầu tư, lập dự án, phê duyệt dự án, lập thiết kế, tổng dự toán, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán, đền bù, giải phóng mặt bằng, mời thầu đấu thầu, lúc đó hợp đồng kinh tế mới triển khai... Do đó, giai đoạn đầu năm giải ngân thường thấp, cao lên vào cuối năm, điều này phụ thuộc vào khâu chuẩn bị thủ tục đầu tư.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng lý giải về vấn đề đại biểu nêu “dự toán không sát”. Theo Bộ trưởng, năm 2022 là năm dịch bệnh, những tháng đầu năm tăng trưởng thấp, nhưng nhảy vọt lên bắt đầu tư quý III/2022 là 13,67% đến cuối năm chúng ta tăng trưởng đạt 8,02%. Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn trong thúc đẩy sản xuất kinh doanh để tăng trưởng GDP, từ đó thu ngân sách cũng tăng lên.

Chi ngân sách cho các địa phương như tu bổ, sửa chữa các tuyến đường quốc lộ đi qua, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, ngân sách trung ương chỉ đảm nhiệm nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương.

Theo Bộ trưởng, các tuyến đường quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) quản lý, vì vậy kinh phí sửa chữa duy tu bảo dưỡng thì Bộ Tài chính phân bổ cho Bộ GTVT kiểm soát và chi tiêu. Những tuyến đường nào Bộ GTVT phân cấp về tỉnh kể cả những tuyến đường quốc lộ thì Bộ Tài chính sẽ cấp cho tỉnh để tỉnh sửa chữa. Nếu phân cấp các tuyến đường cho các tỉnh thì các tỉnh có thể làm việc với Bộ GTVT để phân cấp quản lý nguồn, sau đó chuyển văn bản về Bộ Tài chính thì Bộ sẽ phân bổ cho các tỉnh để chủ động sửa chữa kịp thời.

Trung ương ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng

Trả lời ý kiến ĐB Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội) liên quan đến đánh giá nợ đọng xây dựng cơ bản, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, cơ quan tài chính tổng hợp các khoản nợ từ các bộ, ngành và các địa phương. Qua số liệu, Bộ Tài chính nhận thấy nợ ở các bộ, ngành trung ương rất ít, cơ bản là các khoản nợ ở địa phương, đặc biệt từ ngân sách tỉnh, huyện là có khoản nợ nhiều.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: “Số liệu thu ngân sách chính xác từng giờ”
Quốc hội trong phiên họp sáng nay.

“Lý do là chúng ta khi bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, những khoản để thanh toán cho các dự án, bố trí thiếu, sót hoặc chưa bố trí, cho nên bố trí đầu tư công trung hạn cho các dự án cũ. Như vậy, các dự án cũ dù đã hoàn thành hoặc có khối lượng nhưng không được bố trí kinh phí, nên HĐND hoặc UBND các cấp phải kiểm soát vấn đề này”- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng, có dự án thủ tục đầu tư có thiếu sót, cần phải điều chỉnh chủ trương đầu tư hay tổng mức đầu tư, nhưng cũng không được hoàn thiện kịp thời, do đó, ngân sách địa phương cũng không bố trí kịp thời.

Một vấn đề nữa được Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu đó là, ví dụ như khi chúng ta hoàn thành khối lượng công trình, lên phiếu giá công trình nhưng chưa gửi đến UBND các cấp để xác định các khoản nợ, hay những công trình quyết toán đã hoàn thành phê duyệt quyết toán nhưng chưa được đề xuất để bố trí vào kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn. Khi chưa được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, thì đương nhiên không được đưa vào kế hoạch đầu tư công hàng năm, như vậy UBND các cấp chưa cấp cho chủ đầu tư, nợ khoản này.

"Chúng tôi đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện và các chủ đầu tư rà soát các khoản này, trong bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm phải bổ sung vào để thanh toán cho doanh nghiệp, tránh thiệt thòi cho doanh nghiệp" - Bộ trưởng nói.

Trả lời ý kiến ĐB Nguyễn Trúc Sơn (Bến Tre) về nguồn thu và nhiệm vụ chi từ khoản thu xổ số kiến thiết, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay nguồn thu từ xổ số kiến thiết không cân đối vào ngân sách mà để lại cho địa phương 100% để địa phương đầu tư cho các công trình giáo dục, y tế và cho chương trình mục tiêu quốc gia.

Đối với những tỉnh chưa cân đối được ngân sách, khi lập dự toán đầu tư hàng năm, Bộ Tài chính tập hợp các khoản chi đầu tư để hỗ trợ cân đối, cấp cân đối về ngân sách các tỉnh, từ đó chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương. Do đó, dùng khoản này chi cho các công trình hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi của địa phương là phù hợp.

Cho nên phân bổ của ngân sách trung ương cho đầu tư xây dựng trụ sở cấp xã không phải là nhiệm vụ của ngân sách trung ương, nhưng ngân sách trung ương sẽ cấp gián tiếp thông qua tỉnh để tỉnh cấp cho các đơn vị trong tỉnh./.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp thu tất cả các ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Nhân dịp này, Bộ trưởng bày tỏ cảm ơn các đại biểu Quốc hội trong thời gian qua đã ủng hộ Bộ Tài chính để thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Quốc hội giao. Bộ Tài chính đã thực hiện điều hành chính sách tài khóa trong nhiệm kỳ này như thu chi NSNN và nợ công có hiệu quả.

顶: 333踩: 164