【gladbach – frankfurt】Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước
Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước |
Ứng dụng công nghệ thông tin giúp giảm thiểu chi phí hoạt động
Ông Nguyễn Văn Quang - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Pháp chế KBNN cho biết, Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 đặt ra mục tiêu: Xây dựng KBNN tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ NSNN, ngân quỹ nhà nước; nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho NSNN; thực hiện tốt chức năng tổng kế toán nhà nước; kiện toàn bộ máy tổ chức gắn với tăng cường ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) hiện đại… phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Hình thành mô hình kho bạc 2 cấp vào năm 2030 Thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030, KBNN sẽ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy với mục tiêu hình thành mô hình kho bạc 2 cấp vào năm 2030. Trong đó, cơ quan KBNN tại trung ương là cấp xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức điều hành; các đơn vị kho bạc trực thuộc là cấp thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động của KBNN vừa mang tính chất quản lý nhà nước, vừa mang tính chất phục vụ đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách và người dân (đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện giao thông khó khăn, hạ tầng CNTT chưa phát triển). Do đó, việc kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN theo mô hình 2 cấp vừa phải tiến hành theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW; đồng thời, vừa phải theo lộ trình từng bước phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại các bộ, ngành, địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách, việc phân cấp quản lý nhà nước và sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. |
Thực hiện các mục tiêu này, thời gian qua, ngoài việc dần hoàn thiện các cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ, KBNN đã nỗ lực triển khai hạ tầng CNTT theo hướng tập trung; ứng dụng công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây, vừa đảm bảo hạ tầng CNTT hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, KBNN đã nghiên cứu tích hợp dữ liệu, kết nối trao đổi thông tin giữa các chương trình ứng dụng trong và ngoài kho bạc, hình thành “xương sống” của hệ thống ứng dụng CNTT KBNN. Đến nay, KBNN đã kết nối, thanh toán song phương, phối hợp thu với 18 hệ thống ngân hàng thương mại với số lượng tài khoản cần xử lý trên hệ thống là 3.347 tài khoản.
Ngoài ra, KBNN tiếp tục vận hành hệ thống Kho dữ liệu nghiệp vụ KBNN, cho phép kết xuất nhanh chóng, kịp thời các báo cáo liên quan đến ngân sách theo mẫu quy định, đồng thời cung cấp số liệu báo cáo nhanh hàng ngày về ngân sách, ngân quỹ, phục vụ cho việc quản lý, điều hành của các cấp thẩm quyền. Đặc biệt, KBNN đã cung cấp 100% thủ tục hành chính lĩnh vực kho bạc thông qua dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình và tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ 100% đơn vị thuộc đối tượng bắt buộc tham gia DVCTT.
Cùng với đó, KBNN đã triển khai công nghệ ký số từ xa giúp người dùng của các đơn vị sử dụng ngân sách có thể ký số trên cả máy tính cá nhân, thiết bị di động; triển khai diện rộng quy trình thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông theo ủy quyền của các đơn vị sử dụng ngân sách thông qua DVCTT… “Với các công việc KBNN triển khai thời gian qua đã giúp giảm thiểu thời gian và chi phí hoạt động của cả đơn vị sử dụng ngân sách và kho bạc” - ông Quang cho biết.
Cũng theo ông Quang, thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển, KBNN cũng từng bước kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với lộ trình cải cách hành chính và hiện đại hóa hoạt động KBNN. Đồng thời, KBNN đã phát triển nguồn nhân lực, trình độ và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nội bộ và hợp tác quốc tế cũng được KBNN chú trọng, tăng cường thực hiện đồng bộ, hiệu quả.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách
Những kết quả bước đầu đạt được không chỉ tác động tích cực đến sự phát triển của KBNN mà còn giúp các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách thuận lợi trong phối hợp và giao dịch với KBNN.
Tuy nhiên, theo ông Quang, Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 và Chương trình hành động của Bộ Tài chính còn đặt ra nhiều thách thức đối với toàn hệ thống KBNN. Hơn nữa, các cơ chế, chính sách còn có những điểm đặc thù, trong khi việc ban hành, sửa đổi một số cơ chế liên quan đến hoạt động của KBNN cần phải có thời gian để nghiên cứu, hoàn thiện, xin ý kiến các đơn vị liên quan. Bên cạnh đó, phạm vi hoạt động của KBNN rộng, liên quan đến các bộ, ngành, địa phương, trong khi mức độ ứng dụng CNTT tại các đơn vị này còn chưa đồng bộ, do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách.
Theo đó, để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, theo ông Quang, từ nay đến năm 2030, KBNN tiếp tục tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể là việc hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách về hoạt động KBNN, cụ thể là tập trung xây dựng khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ, tạo hành lang và môi trường cho hoạt động cải cách tài chính công, trong đó tập trung vào các cơ chế, chính sách như sửa đổi, bổ sung Luật NSNN phù hợp với xu hướng cải cách hành chính, yêu cầu cải cách tài chính công; xây dựng hệ thống kế toán nhà nước số và ban hành chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Hoàn thiện cơ chế, quy trình tổng hợp, lập và trình báo cáo quyết toán NSNN theo hướng rút ngắn thời gian so với hiện hành…
Tập trung hiện đại hóa công nghệ quản lý làm động lực cho cải cách và đổi mới hoạt động KBNN. Đơn cử như tăng cường ứng dụng có hiệu quả CNTT hiện đại vào hoạt động KBNN; nâng cấp TABMIS (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và các hệ thống CNTT để hình thành hệ thống thông tin ngân sách và kế toán số; nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp an toàn, bảo mật.
Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng để phát triển nguồn nhân lực KBNN, đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2025 - 2030. Xây dựng và triển khai đề án mô hình kho bạc 2 cấp; xây dựng và triển khai cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của từng đơn vị, công chức, viên chức, người lao động; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và hợp tác quốc tế làm đòn bẩy cho cải cách và đổi mới hoạt động KBNN…
Đã thực hiện nhiều bước chuyển đổi phù hợp Với mục tiêu đến năm 2025 đưa KBNN vận hành dựa trên dữ liệu số và đến năm 2030 hoàn thành xây dựng kho bạc số, KBNN cũng đã thực hiện các bước đi phù hợp để chuyển đổi từ hệ thống TABMIS và các hệ thống CNTT hiện tại sang hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán nhà nước số (VDBAS)… Điều này giúp cho việc liên thông các quy trình quản lý NSNN từ khâu lập ngân sách, phân bổ dự toán, thực hiện ngân sách (thu, chi), báo cáo và quyết toán NSNN, báo cáo tài chính nhà nước cũng như các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN theo chức năng, nhiệm vụ được giao. |
(责任编辑:La liga)
- ·Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
- ·Vietnamese, Lao defence ministers visit Lóng Sập border guard station in Sơn La
- ·Government suggests revising National Land Use Plan
- ·Việt Nam seeks to strengthen pharmaceutical industry
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Top legislator meets with incumbent, former leaders of Laos
- ·Top legislator attends AIPA
- ·Việt Nam seeks to strengthen pharmaceutical industry
- ·Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- ·AIPA's 45th General Assembly opens in Vientiane
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Leaders of Venezuela, Nicaragua congratulate Việt Nam’s new President
- ·Energy, mining cooperation – pillar of Việt Nam
- ·Việt Nam treasures long
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Tenth National Congress of Việt Nam Fatherland Front opens
- ·Việt Nam an important partner of Indonesia in region: President Prabowo Subianto
- ·Vietnamese peacekeepers hailed back home
- ·Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- ·New Vietnamese Ambassador pays courtesy call to President of Mexican Senate