游客发表

【c1 ket qua】Tăng trưởng kinh tế cả năm có thể vượt mốc “cận trên” 6,5%

发帖时间:2025-01-10 23:18:45

Sự vượt trội của nửa đầu năm

Sự vượt trội của tăng trưởng GDP trong nửa đầu năm được nhận diện dưới nhiều góc độ khác nhau.

Thứ nhất,ăngtrưởngkinhtếcảnămcóthểvượtmốccậntrêc1 ket qua tăng trưởng khá cao, lên đến 6,42%, vượt xa các dự báo.

Thứ hai, tăng trưởng có xu hướng cao lên qua các quý (quý I tăng 5,87%, quý II tăng 6,93%).

Thứ ba, tăng trưởng khá đạt được ở cả 3 nhóm ngành (nông, lâm nghiệp - thủy sản tăng 3,38%, công nghiệp - xây dựng tăng 7,51%, dịch vụ tăng 6,64%).

Thứ tư, chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Mức tăng GDP theo giá so sánh với cùng kỳ đạt 175.400 tỷ đồng. Vốn đầu tưphát triển toàn xã hội tính theo giá thực tế 1.451.300 tỷ đồng, tăng 6,8%. Tốc độ tăng năng suất lao động tính theo giá so sánh 6 tháng đầu năm 2024 đạt 6%. Đó cũng là tốc độ tăng khá cao so với cùng kỳ những năm gần đây.

Thứ năm, cơ cấu kinh tếtrong GDP 6 tháng đầu năm nay có sự chuyển dịch so với cùng kỳ (nông, lâm nghiệp - thủy sản chiếm 11,55% so với 11,64%, của công nghiệp - xây dựng là 36,44% so với 36,46%, của dịch vụ là 43,35% so với 43,1%).

Thứ sáu, xét theo sử dụng GDP có sự cải thiện so với cùng kỳ. Tiêu dùngcuối cùng - một khâu còn yếu trong những năm trong và sau dịch Covid-19, thì nay tăng khá (5,78%). Đáng lưu ý là, tích lũy tài sản - tiền đề của đầu tư - tăng tới 6,72%, cao hơn tốc độ tăng GDP.

Xuất siêu hàng hóa tiếp tục ở mức cao (11,63 tỷ USD), đạt được khi xuất khẩu và nhập khẩu tăng và là năm thứ 9 liên tục xuất siêu. Nhập siêu dịch vụ tuy vẫn lớn (4.857 triệu USD), nhưng tính chung cả hàng hóa, dịch vụ thì Việt Nam vẫn xuất siêu. Kết quả này không chỉ góp phần vào tăng trưởng GDP sản xuất trong điều kiện tiêu dùng cuối cùng chưa hoàn toàn hồi phục, mà còn góp phần cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá, góp phần kiểm soát lạm phát…

Thứ bảy, sự vượt trội của tăng trưởng GDP không kéo theo lạm phát, mà lạm phát tiếp tục được kiểm soát (CPI bình quân 6 tháng so với cùng kỳ tăng 4,05%, lạm phát cơ bản chỉ tăng 2,75%).

Kỳ vọng cả năm

Mục tiêu kế hoạch đề ra cho cả năm 2024 là GDP tăng 6-6,5%. Cho đến gần đây, nhiều kịch bản của các cơ quan trong nước, quốc tế, nhiều ý kiến của các chuyên gia mới chỉ đề cập “cận dưới” 6% của mục tiêu hoặc có đề cập một cách “rụt rè” đến “cận trên” 6,5% của mục tiêu.

Tuy nhiên, sau khi có các thông tin “chính thống” của Tổng cục Thống kê về tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm, người viết đề cập khả năng cả năm 2024 vượt mốc “cận trên” 6,5% của mục tiêu.

Kỳ vọng này không chỉ xuất phát từ kết quả tích cực của 6 tháng đầu năm, mà còn xuất phát từ tác động của các yếu tố đối với tăng trưởng GDP trong 6 tháng cuối năm.

Các yếu tố tác động tập trung chủ yếu vào xu hướng cao lên của tốc độ tăng trưởng GDP với nhiều điểm dễ nhận thấy. Rõ nhất là ở đầu vào và sản xuất. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách của một số bộ, ngành, địa phương đạt kế hoạch khá (như Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, các tỉnh Thanh Hóa, Bình Định, Nghệ An, Long An, Vĩnh Phúc, An Giang, Đồng Tháp…); một số bộ, ngành, địa phương tăng so với cùng kỳ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng, TP. Hà Nội, TP.HCM, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thanh Hóa, Đồng Nai, Long An, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Hưng Yên…).

Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng khá. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tăng cao nhất so với 2 nguồn (tăng 10,3%). Trong 3 nhóm ngành sản xuất, thì công nghiệp - xây dựng, đặc biệt là công nghiệp chế biến - chế tạo tăng cao nhất. Số doanh nghiệpmới tham gia thị trường nhiều hơn số doanh nghiệp ra khỏi thị trường, làm cho số doanh nghiệp đang hoạt động trong 6 tháng tăng gần 9.300 doanh nghiệp…

Ở đầu ra, cả 2 bộ phận có xu hướng tăng tốc. Ở trong nước, nhờ đợt tăng lương từ ngày 1/7 với lượng tiền lớn sẽ làm cho thương mại bán lẻ tăng cao, có thể trở lại mức 2 chữ số. Tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu tăng cao trở lại 2 chữ số, đặc biệt là xuất siêu lớn năm thứ 10 liên tiếp. Tác động “cộng hưởng” về tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là động lực quan trọng để kinh tế phục hồi và tăng trưởng.

Một yếu tố quan trọng để an tâm và ưu tiên tăng trưởng là lạm phát tiếp tục được kiểm soát; cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế tiếp tục được thặng dư; tỷ lệ thất nghiệp giảm…

    热门排行

    友情链接