Chiến lược ‘đốt tiền’ khiến Baemin chịu lỗ 570 tỷ ở Việt Nam ngay sau năm đầu vận hành
Ra mắt vào tháng 6/2019,ếnlượcđốttiềnkhiếnBaeminchịulỗtỷởViệtNamngaysaunămđầuvậnhàket quabong da Baemin ghi nhận doanh thu ở mức 76 tỷ đồng, trong khi có lỗ kinh doanh cao gấp 7,5 lần.
Gia nhập cuộc chiến trên thị trường giao nhận đồ ăn tại Hà Nội, TP HCM khá muộn sau những cái tên quen thuộc như Grab, Gojek, Now… , Baemin, nền tảng giao nhận đồ ăn đến từ Hàn Quốc, mới chỉ được biết đến ở Việt Nam từ tháng 6/2019 với thị trường chủ yếu là ở phía Nam. Đến năm 2020, Baemin ra tới Hà Nội.
Dù là cái tên xa lạ với khách hàng Việt nhưng trên thực tế, ở Hàn Quốc, đơn vị này đang chiếm tới hơn 50% thị phần dù phải cạnh tranh với trên 40 đối thủ. Thậm chí trong năm vừa qua, Baemin tại Hàn Quốc còn khiến giới công nghệ phải ngạc nhiên khi ra mắt thử nghiệm dịch vụ giao hàng bằng robot.
Là công ty con của Woowa Brothers, Baemin mua lại Vietnamm, ứng dụng giao nhận đồ ăn được hậu thuẫn bởi Takeaway.com, để làm nền tảng phát triển bước đầu. Sau đó, công ty này đi theo con đường đốt tiền thu thị phần. Chỉ sau 1 năm hoạt động, số lỗ của đơn vị này đã lên tới 569 tỷ đồng, đi kèm doanh thu tăng gấp đôi, đạt 76 tỷ đồng.
Theo nhận xét của nhiều chuyên gia thì số liệu kinh doanh thua lỗ của Baemin trong năm đầu lên tới 570 tỷ đồng là hoàn toàn bình thường. Bởi đơn vị này bước chân vào thị trường Việt Nam khá muộn và phải chiến đấu với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn.
Đơn cử, Foody đạt doanh thu 519 tỷ đồng nhưng đi kèm với đó là khoản lỗ sau thế cũng tăng gấp rưỡi lên 650 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2019, tổng số lỗ lũy kế của Foody đã đạt 1.262 tỷ đồng./.