Đa phần các doanh nghiệp nội địa hoạt động trong lĩnh vực xuất,ênkếttăngnănglựccạnhtranhtronghộinhậthứ hạng của rennes nhập khẩu đều có quy mô nhỏ và vừa, thường thiếu nguồn lực tài chính, công nghệ, hạn chế về trình độ quản lý, quản trị và chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu của thực tế phát triển. Vì thế, vấn đề liên kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp, nhằm tăng khả năng cạnh tranh đang được đặt ra và thu hút mối quan tâm của rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nhu cầu sản xuất đồ gỗ đòi hỏi công cụ sản xuất, máy móc thiết bị, vật liệu kết hợp… để lắp ráp, vật liệu trang sức bề mặt, bao bì chất lượng … sẽ tạo điều kiện cho các ngành khác cùng phát triển. Do đó, lợi ích của việc liên kết sẽ hình thành hệ thống cung cấp đầu vào ổn định, đáng tin cậy về nhiều mặt như số lượng, chất lượng, giá cả và việc chia sẻ thông tin…
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cho rằng, đến lúc này, doanh nghiệp đã có sự hiểu biết nhiều hơn, sâu sát hơn về tình hình hội nhập, về nhu cầu và những biến động của thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Doanh nghiệp cũng ý thức tốt về yêu cầu đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh để không tụt hậu và thua thiệt so với các đối thủ trong cùng ngành hàng, lĩnh vực. Đây thực sự là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Từ sự chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin và xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh, cộng thêm tinh thần liên kết, tạo lập mạng lưới từ nguồn cung cấp đến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, chắc chắn, doanh nghiệp sẽ có nền tảng vững chắc để phát triển./.
Theo TTXVN