时间:2025-01-10 20:52:15 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá
Chuyên san về dược Prescrire của Pháp ngày 19-2 đ bong dalu fun
Chuyên san về dược Prescrire của Pháp ngày 19-2 đăng tải báo cáo về hoạt chất dompéridone,ếncaacuteothuốcMotiliumgacircyđộttửbong dalu fun rất phổ biến với tên thương mại Motilium (Janssen-Cilag sản xuất). Hoạt chất này thường được chỉ định để chống nôn, buồn nôn, ăn không tiêu, đầy bụng...
|
Báo cáo cho biết: “Ước tính trong năm 2012, tại Pháp có từ 25 - 120 trường hợp đột tử do tác dụng phụ của dompéridone. Hoạt chất này có thể tăng nguy cơ làm rối loạn nhịp tim. Nhiều nghiên cứu từ năm 2005 của Hà Lan và Canada cho thấy người dùng dompéridone có nguy cơ đột tử vì bệnh tim cao hơn từ 1,6 - 3,7 lần”. Prescrire nhận định dompéridone có những tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng không chứng minh được hiệu quả cao, tùy từng dạng bệnh hoàn toàn có thể được thay thế bằng các hoạt chất khác. Do đó, Prescrire khuyến cáo các cơ quan quản lý dược phẩm Pháp và châu Âu nhanh chóng ra lệnh cấm hoạt chất này.
Do tác dụng phụ gây rối loạn nhịp tim, từ năm 1986, dompéridone dạng tiêm đã bị cấm lưu hành tại Pháp. Năm 2011, Cơ quan Quản lý dược phẩm và sản phẩm y tế Pháp (ANSM) gửi văn bản cho các bác sĩ, dược sĩ, trong đó đặc biệt lưu ý: “Nhiều nghiên cứu cho thấy dompéridone làm tăng nguy cơ bị rối loạn tim mạch và đột tử. Nguy cơ này cao hơn ở những bệnh nhân trên 60 tuổi hoặc dùng với liều lượng hơn 30 mg/ngày. Cần chỉ định dompéridone ở liều lượng thấp nhất có thể đối với cả người lớn lẫn trẻ em”. Hiện Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cũng đang nghiên cứu lại về “cán cân” hiệu quả điều trị - tác dụng phụ của hoạt chất này. Nhiều khả năng EMA nếu không cấm cũng sẽ khuyến cáo các bác sĩ hạn chế chỉ định dompéridone.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, tại thị trường VN, biệt dược Motilium, với hoạt chất dompéridone (của hãng Janssen-Cilag, Mỹ) được bác sĩ sử dụng rất rộng rãi lâu nay trong điều trị bệnh ở đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày thực quản; đầy bụng...), với dạng viên uống. Một bác sĩ lâu năm về lĩnh vực tiêu hóa của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết khoảng giữa năm 2013, một số bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa VN có đọc thông tin, tài liệu của Pháp về việc khuyến cáo Motilium có thể gây tác dụng phụ làm rối loạn tim mạch, đột tử. Từ đó, chỉ những bác sĩ VN biết thông tin này rất cân nhắc trong việc sử dụng, nhất là với bệnh nhân có tiền căn về bệnh tim mạch thì có người không cho dùng. Theo ghi nhận của chúng tôi, một số người bán thuốc hiện vẫn chưa biết về thông tin trên. Các bác sĩ cũng tỏ ra thắc mắc là lâu nay không thấy cơ quan quản lý dược phẩm trong nước, cũng như Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm FDA của Mỹ có khuyến cáo gì về tác hại của thuốc trên như ở Pháp khuyến cáo.
“Bởi chưa có lệnh cấm nào, nên những bác sĩ dù biết thông tin nhưng vẫn cho bệnh nhân dùng thuốc, vì tính hiệu quả của thuốc, nhưng cân nhắc từng ca bệnh”, một bác sĩ nói. Thiết nghĩ, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cần xem xét, có ý kiến trước thông tin này để các bác sĩ biết nhằm tránh gây ra những tác hại đáng tiếc cho bệnh nhân.
Paracetamol có thể gây phản ứng nghiêm trọng Ngày 20-2, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết đã đề nghị Sở Y tế các tỉnh/TP, các đơn vị điều trị tăng cường theo dõi các phản ứng không mong muốn của thuốc chứa hoạt chất Paracetamol. Cục Quản lý dược yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc chứa hoạt chất Paracetamol cần được cảnh báo về các dấu hiệu phản ứng trên da nghiêm trọng như: hội chứng Steven-Jonhson (bệnh nhân bị nổi các bọng nước quanh các hốc tự nhiên như: mắt, môi, miệng, tai, bộ phận sinh dục, hậu môn. Có thể kèm sốt cao, viêm thận, rối loạn chức năng gan, thận); hội chứng hoại tử da nhiễm độc (nổi ban hoặc các bọng nước bùng nhùng nhanh chóng lan tỏa toàn thân; viêm niêm mạc mắt, gây tổn thương viêm, trợt niêm mạc đường tiêu hóa, niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu). Theo Cục Quản lý dược, tỷ lệ bị phản ứng này không cao nhưng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Thông tin về phản ứng phụ nghiêm trọng trên da do Paracetamol đã được Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ cảnh báo từ tháng 8-2013. Paracetamol là hoạt chất có trong một số thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt. |
Nguồn TNO
Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia2025-01-10 20:11
Thịnh Sếu: 'Tôi từng bị phản bội chỉ vì chạy xe ôm'2025-01-10 19:59
Giải cứu thiếu nữ 16 tuổi bị cha mẹ ép hôn ở Trung Quốc2025-01-10 19:58
Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn trong quản lý cửa hàng xăng dầu2025-01-10 19:52
Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao2025-01-10 19:46
Khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển nhộn nhịp trở lại2025-01-10 19:01
Ngôi nhà như trong truyện cổ tích của ‘dị nhân’ xứ Thanh2025-01-10 18:54
Indonesia phát hiện xác máy bay chở 54 hành khách gặp nạn ở Papua2025-01-10 18:29
Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ2025-01-10 18:26
Từ 1/8, thí sinh sẽ nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng2025-01-10 18:18
Nhận định, soi kèo Shillong Lajong Reserve vs Nongrim Hills, 15h30 ngày 6/1: Không hề ngon ăn2025-01-10 20:28
Ăn nhầm bột thông cống, 4 trẻ mầm non cấp cứu2025-01-10 19:48
Nơi người dân bán đá nhặt dưới lòng sông có thể 'đổi đời', xây nhà mua xe2025-01-10 19:48
Bộ tượng độc đáo bên trong ngôi chùa hơn 50 tuổi ở TP.HCM2025-01-10 19:31
Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ2025-01-10 19:29
Truông Bồn2025-01-10 19:12
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc2025-01-10 18:59
Những đôi vợ chồng Mỹ sống chung nhưng ngủ riêng2025-01-10 18:45
Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân2025-01-10 18:23
Nổ tại nhà máy sản xuất vũ khí ở Montenegro2025-01-10 18:16