Đến cuối năm 2025,ảnlýhànghóatrênsànthươngmạiđiệntửcầnhướngdẫnchotrunggianthanhtoáakron togliatti giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP 6 xu hướng định hình lĩnh vực thanh toán điện tử Một thử nghiệm về thanh toán xuyên biên giới bằng tiền điện tử Trong 5 năm qua, tổng số lượng thanh toán qua kênh Internet tăng 262,5%, giá trị thanh toán tăng 353%. Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, hiện nay có khoảng trên 100 doanh nghiệp công nghệ tài chính (Fintech) đang hoạt động, chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán, tiếp đến là trong tài chính cá nhân, cho vay ngang hàng..… Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho 43 tổ chức không phải là ngân hàng.
Nhờ đó, cả nước hiện có khoảng trên 80.000 điểm QR code thanh toán, 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet, 49 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động, 30 ngân hàng thương mại và 6 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp triển khai.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong 5 năm qua, tổng số lượng thanh toán qua kênh Internet tăng 262,5%, giá trị thanh toán tăng 353%; thanh toán di động tăng 1.000% về số lượng nhưng tăng tới 3.000% về giá trị.
Trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 3,32% về số lượng và tăng 41,37% về giá trị so với 8 tháng đầu năm 2020; thanh toán qua kênh Internet tăng tương ứng 54,13% về số lượng và 30,70% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 74,98% và 93,69%, qua kênh QR code tăng tương ứng 66,81% và 133,12% .
Chính vì thế, lĩnh vực trung gian thanh toán được đánh giá là rất tiềm năng, phát triển và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn. Điều này giúp các doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ hiện đại nhưng cũng tạo áp lực và cạnh tranh cho các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong nước.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ngân hàng, lượng người dùng ví điện tử và các hình thức thanh toán trực tuyến ngày một gia tăng, song mức độ bao phủ còn thấp và tập trung phần lớn ở khu vực thành thị. Khung khổ pháp lý về dịch vụ trung gian thanh toán và Fintech còn thiếu và chưa đồng bộ do đó vướng mắc khi triển khai thực hiện.
Vì thế, các tổ chức trung gian thanh toán đề xuất, sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12/09/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt để tạo hành lang pháp lý cho các ngân hàng được giao đại lý dịch vụ thanh toán đối với các tổ chức khác.
Cùng với đó, các tổ chức này đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành các hướng dẫn cụ thể, để các trung gian thanh toán triển khai dịch vụ hỗ trợ thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài, vừa đảm bảo quy định về ngoại hối, vừa giúp hoạt động trung gian thanh toán phát triển phù hợp thông lệ quốc tế. Kiến nghị này dựa trên việc Tổng cục Hải quan đang dự thảo Thông tư quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trên sàn thương mại điện tử.
Mặt khác, cơ quan quản lý cần bổ sung quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng liên kết trong việc phối hợp với ví điện tử, chia sẻ các thông tin nhận biết khách hàng của ngân hàng để ví điện tử có thể tinh giản được các quy trình thủ tục và thông tin khi mở ví điện tử.
顶: 63踩: 73
【akron togliatti】Quản lý hàng hóa trên sàn thương mại điện tử, cần hướng dẫn cho trung gian thanh toán
人参与 | 时间:2025-01-25 11:50:10
相关文章
- Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- Loạt tổng kho và những cách Trung Quốc làm "rung chuyển" thương mại điện tử
- 2,000 people in Hà Nội run for zero violence against women and girls
- Ông Đặng Thành Tâm trả lương nữ CEO cao nhất Việt Nam, tài sản ra sao?
- Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- Journalists work to spread love for Trường Sa
- Quảng cáo rầm rộ, Temu vẫn chưa đăng ký hoạt động ở Việt Nam
- US takes facts finding tour of VN religions
- Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- Chuyên gia đưa khuyến nghị về sử dụng các nghiên cứu khoa học về thuốc lá mới
评论专区