Chị Nguyễn Thị Vy,ữnglờichúccủacáccôgiáotớichồnglàchiếnsĩbiểnđảodịpTếslna vs tp hcm giáo viên của Trường THCS Phương Trung (huyện Thanh Oai, Tp Hà Nội) có chồng là anh Lê Xuân Thanh thuộc đoàn 128 Hải quân. Trước đây, chồng chị đóng quân ở đảo Song Tử Tây, nhưng 2 năm trở lại đây, anh chuyển sang công việc lái tàu, bảo vệ các giàn khoan.
Lấy nhau được 11 năm nhưng chồng về nhà đúng vào dịp Tết Nguyên đán mới được một lần. Đó cũng lần duy nhất vợ chồng anh chị được ăn Tết cùng nhau. Một năm rưỡi được gặp nhau khoảng 30 ngày. Con thứ hai năm nay 4 tuổi, thời gian được gặp bố mới chỉ khoảng 4 tháng. “Buồn nhưng rồi cũng quen. Xa chồng, được sự động viên, quan tâm, giúp đỡ của ông bà, đồng nghiệp ở trường nên tôi cũng cảm thấy bớt đi phần nào khó khăn”. Chị Vy “thấm” khổ nhất là mỗi khi trái gió trở trời, con ốm đau bởi chị phải một mình chủ động xoay sở, đưa con đi khám. “Có lần cả 2 con cùng bị ốm mà chỉ có một mình. Tôi còn nhớ mãi hình ảnh của chính mình ở bệnh viện nhi khi bác sĩ gọi vào khám, một tay bế cháu hơn tháng tuổi, tay kia bế cháu 3 tuổi”, chị Vy ngậm ngùi. Thế nhưng cô giáo vẫn vượt qua tất cả để là hậu phương vững chắc cho chồng yên tâm công tác. Chị vẫn hay nói vui trêu chồng mình: “Qua được giai đoạn này không thấy trầm cảm là tốt lắm rồi”. Câu hỏi mà những đứa con trước hay hỏi chị là sao mẹ lại lấy bộ đội, chị giải thích đó là một điều tự hào bởi bố đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc, biển đảo. “Tôi vẫn thường cho các con xem những clip chồng gửi về từ biển đảo để các con thấu hiểu hơn”.
Chị Nguyễn Thị Mai (giáo viên Trường Tiểu học Song Phương, huyện Hoài Đức) có chồng là anh Nguyễn Văn Quang hiện công tác tại đảo Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau. Thường 1 đến 2 năm chồng của cô giáo được về phép 1 lần. Mỗi lần về được khoảng 1 tháng. Chị Mai không giấu được cảm xúc khi nhớ đến giai đoạn sinh cháu đầu tiên. Anh Quang đã đăng ký xin về để đón con, nhưng biển động nên không về được. Chị lại trở dạ sớm, sinh con non 1 tháng. Là vợ chiến sĩ, cô giáo Mai đã quen với việc “một nách hai con” không có chồng bên cạnh để san sẻ từ những việc nhỏ nhất. Đêm giao thừa phải gói bánh, thịt gà,… tất cả mọi thứ chị phải học tự chuẩn bị hết thay chồng. “Những ngày thường, ống nước hay điện hỏng, chồng không ở nhà mình cũng phải học cách làm hết”, chị Mai tâm sự. “Nhiều lúc cảm thấy thực sự mệt mỏi, buồn và chạnh lòng vì nghĩ bạn bè mình những ngày lễ Tết có chồng bên cạnh. Nhưng rồi tất cả những điều đó hoàn toàn bị xua đi bởi mình nghĩ nếu không có những người như anh ấy thì mình, con và cả những chị em khác không thể được cuộc sống bình yên như thế này”. “Xa chồng nên mỗi khi chồng về mình cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Các bạn bè của mình hay trêu nhà này cứ khoảng 1 đến 2 năm lại như tân hôn lại một lần”, chị Mai nói. Ngoài những khó khăn, cô giáo Mai cảm thấy tự hào khi có một người chồng không chỉ biết nghĩ đến bản thân mà còn trách nhiệm với Tổ quốc và gia đình.
Chị Đỗ Thị Thơm (giáo viên Trường Mầm non Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) có chồng là anh Nguyễn Viết Tưởng đang công tác tại Trường Sa chia sẻ: “Những ngày này, chồng tôi vẫn thường điện thoại về hỏi thăm tình hình sắm Tết đến đâu, có những cái gì rồi động viên và dặn vợ mua sắm cho các con đầy đủ để bù đắp cho Tết bố vắng nhà”, chị Thơm chia sẻ. Với sự động viên của ngành giáo dục, chị Thơm tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa để phát huy những gì đã làm tốt những năm học vừa qua để hoàn thành tốt công việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ.
Thanh Hùng Thầy giáo vẽ quả thư pháp kiếm bộn tiền dịp Tết- Với năng khiếu của mình, thầy Lê Đức Hùng (giáo viên dạy Mỹ thuật của Trường THCS Và THPT Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) vẽ, trang trí chữ thư pháp lên các loại quả thờ cúng khiến chúng thêm đẹp và giá trị. |