Theịtrườngôtôkhócóđộtbiếtrận west bromo số liệu do Tổng cục Hải quan công bố, trong 15 ngày đầu tháng 1/2017, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về Việt Nam đã đạt gần 5.000 chiếc, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng ô tô nhập về là hơn 4.900 chiếc, trị giá 116 triệu USD. Trong đó, xe từ 9 chỗ trở xuống thuộc dòng xe du lịch, xe thương mại chiếm đến 75%
Trao đổi với phóng viên, đại diện đại lý của Toyota tại TP HCM cho biết từ cuối năm 2016 đến nay, lượng bán ra của xe Toyota có tăng nhưng không quá bất thường. Chỉ riêng thời điểm tháng 1-2017, trùng vào thời gian trước Tết nguyên đán, nhu cầu mua xe của người dân tăng lên rất nhiều nên xảy ra tình trạng khan hàng. Nếu như các dòng xe khác lượng tiêu thụ tương đối bình thường, thậm chí có dòng bị sụt giảm, thì đặc biệt ở dòng xe Fortuner đời mới nhập khẩu từ Thái Lan, với giá bán từ 980 triệu đến 1,149 tỉ đồng, lại đang “cháy” hàng. Đáng nói là dù các đại lý phải yêu cầu khách hàng đăng ký trước để có thể giao xe vào tháng 4 và 5 nhưng khách hàng vẫn vui vẻ đồng ý. Ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Công ty CP Thương mại KYLIN-GX668 (Hải Phòng), cho biết do sau hiệu ứng cắt giảm thuế suất nhập khẩu, hoạt động sản xuất đã hạn chế hơn. Ông Hùng dẫn chứng là Toyota trước đây có 5 mẫu xe sản xuất trong nước (như Vios, Fortuner, Innova…) nhưng giờ “ông lớn” này thông tin chỉ sản xuất 1-2 mẫu chủ chốt và chuyển tất cả mẫu khác sang nhập khẩu. “Lắp ráp trong nước giảm thì đương nhiên sản xuất trong nước giảm số lượng và nhập khẩu nguyên chiếc tăng lên. Đây cũng là xu hướng của tương lai bởi sản xuất trong nước thực tế cũng chưa được bao nhiêu mà lại phải cạnh tranh với nhập khẩu nguyên chiếc được ưu đãi thuế. Trong khi đó, doanh nghiệp (DN) nhập khẩu “nhàn” hơn DN sản xuất rất nhiều vì tiền có ngay, không phải lao đầu vào lắp ráp, có mẫu gì là nhập mẫu đấy” - ông Hùng nhìn nhận. Đánh giá chung về xu hướng nhập khẩu, ông Hùng cho rằng các mẫu xe 5 chỗ, 7 chỗ từ Thái Lan, Indonesia - những nước được ưu đãi thuế - là phân khúc được chuộng nhất. Ngoài ra, tăng trưởng nhập khẩu dòng xe dung tích dưới 2.0 lít cũng khá tốt nhờ bắt đầu được hưởng lợi từ việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt vào tháng 7-2016. Theo tính toán của các DN, với việc giảm thuế nhập khẩu từ 40% xuống còn 30% đối với các nước ASEAN theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn 2016-2018, dự báo giá bán lẻ nhiều loại ô tô nhập khẩu sẽ giảm xuống khoảng 7%, tương đương giảm khoảng từ 500-1.000 USD/chiếc, tùy chủng loại. Còn đến năm 2018, khi mà thuế suất nhập khẩu từ khối các nước ASEAN về Việt Nam bắt đầu về 0% thì giá xe có thể giảm đến 20%-25% so với hiện nay. Do sức hút của việc giảm giá quá mạnh vào năm 2018, các DN kinh doanh e ngại xu hướng người dân mua xe nhập khẩu sẽ không tăng mạnh trong cả năm 2017. Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam cũng đưa ra dự báo năm 2017, thị trường ô tô Việt Nam chỉ tăng trưởng ở mức 10% so với năm 2016, thậm chí con số này cũng được cho là không dễ dàng đạt được. Số liệu dự báo khá khiêm tốn so với mức tăng trưởng 24% của cả năm 2016. Như vậy, ngay sau khi thị trường ô tô Việt Nam xác lập kỷ lục trong vòng 20 năm qua với con số ấn tượng 304.427 xe trong năm 2016, nhu cầu mua xe rất có thể chững lại để chờ thời điểm giá xe giảm sâu nhất có thể. |