Tiếp tục thực hiện nhiều chính sách hỗ trợTheànthiệnchínhsákeo nha caitvo Bộ Xây dựng, tính đến hết năm 2021, cả nước đã hoàn thành 266 dự án, bao gồm cả nhà thu nhập thấp và nhà công nhân có quy mô xây dựng khoảng hơn 142.000 căn, với tổng diện tích hơn 7,1 triệu m2. Tuy nhiên, kết quả phát triển nhà ở xã hội vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. | Nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đã được ban hành nhằm khuyến khích phát triển nhà ở xã hội. |
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Xây dựng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung nguồn vốn vay ưu đãi nhà ở xã hội vào kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Ngày 30/1/2022, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Theo đó, Bộ Xây dựng đã đề xuất gói tín dụng hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội trong Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 với gói tín dụng 65.000 tỷ đồng và đề xuất các chính sách như: Chính phủ giao UBND cấp tỉnh, thành phố bố trí đất làm nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp thuê có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ khu nhà ở công nhân. Sửa luật để sát với thực tiễnBộ Xây dựng cho biết, trong năm 2022, Quốc hội sẽ sửa 3 luật: Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 cho phù hợp với Luật Đất đai mới, đảm bảo sát với thực tiễn. Về định hướng sửa đổi Luật Nhà ở 2014, Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung quy định về quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội; bổ sung quy định cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã được mua nhà ở xã hội để cho người lao động thuê lại; bổ sung quy định hình thức Nhà nước hợp tác với doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng khu đô thị nhà ở xã hội tập trung; sửa đổi, bổ sung quy định rõ thẩm quyền đầu mối quản lý nhà nước về nhà ở xã hội. |
Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng đã quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành gồm đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội làm việc với các địa phương ngay trong quý I/2022 để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về nhà ở xã hội; kịp thời thúc đẩy tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế -xã hội. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, từ đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đến nay, các khu nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp là những khu vực chịu tác động lớn nhất do tập trung đông người, dẫn tới khó khăn trong việc đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch và ổn định đời sống, việc làm. Do đó, việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người lao động là giải pháp hết sức cần thiết nhằm phục hồi sản xuất. Hoàn thiện cơ chế, chính sáchTrước những yêu cầu cấp thiết trên, theo các chuyên gia, để khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, hỗ trợ nhà ở theo cơ chế, chính sách mới, nhất là nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, cần sửa đổi Luật Nhà ở. Ông Bùi Xuân Dũng - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, những chính sách mới bổ sung sẽ thúc đẩy nguồn cung nhà ở xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước, phát triển mô hình khu đô thị nhà ở xã hội tập trung tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; khắc phục được tình trạng lãng phí nguồn lực đất đai, sử dụng đất đô thị không hiệu quả, chia nhỏ dự án, làm giảm hiệu quả đầu tư; đồng thời, giảm bớt chi phí về nhà ở cho người dân khi nơi ở và nơi làm việc có sự gắn kết, các điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ. Những chính sách mới thay đổi trong Luật Nhà ở sửa đổi tới đây sẽ thu hút đầu tư phát triển trong lĩnh vực nhà ở nói chung và kinh tế địa phương nói riêng. Khuyến khích đầu tư của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế vào phát triển nhà ở xã hội, tăng nguồn cung nhà ở xã hội. Đồng thời, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội của đất nước, nhất là các đối tượng là công nhân khu công nghiệp, người lao động tại các ngành nghề thuộc lực lượng vũ trang chịu nhiều ảnh hưởng, thiệt thòi trong những thời điểm đất nước gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh. Còn theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, việc sửa đổi toàn diện Luật Nhà ở, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định khác của pháp luật có liên quan, nhằm ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển, nhất là đất đai, tài chính; trong đó sẽ ưu tiên phát triển nhà ở xã hội. Cấm tham gia đấu giá đất trong 5 năm nếu tự ý bỏ cọcSau ồn ào đấu giá đất tại Thủ Thiêm, TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Tại dự thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung quy định về xác định và phê duyệt giá khởi điểm của thửa đất đấu giá; điều kiện của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá; quy định quyền và trách nhiệm của người tham gia đấu giá... Trong đó, đề xuất cấm người bỏ cọc tham gia đấu giá trong 5 năm. Cụ thể, nếu người tham gia đấu giá tự ý bỏ khoản tiền đặt cọc trước và từ chối tham gia đấu giá, thì sẽ phải bồi thường cho nhà nước thêm một khoản tiền bằng giá trị tiền đặt trước; trong thời gian 5 năm không được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất. Sau khi người tham gia đấu giá nộp đủ tiền bồi thường cho nhà nước, sẽ được nhận lại tài sản thế chấp. Trường hợp người tham gia đấu giá không nộp tiền bồi thường, sẽ bị khấu trừ vào tài sản thế chấp. Giá trị của tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá khởi điểm của thửa đất đấu giá. Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá có thể thỏa thuận thay thế tài sản bảo đảm và tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng. Trường hợp tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất nhưng không nộp đủ tiền, hoặc không nộp tiền theo phương án đấu giá quyền sử dụng đất, thì người trúng đấu giá quyền sử dụng đất sẽ nhận lại giá trị của tài sản bảo đảm sau khi đã trừ đi các chi phí nộp phạt theo quy định… |
|